Công ty không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động ngoài giờ tăng ca có vi phạm không? Nếu có mức xử phạt là bao nhiêu?
Quy định về hình thức ký hợp đồng lao động là gì?
Trước tiên về ký hợp đồng lao động thì tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019:
"Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Như vậy, trường hợp mà giao kết hợp đồng từ đủ 01 tháng thì phải giao kết bằng văn bản.
Công ty không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động ngoài giờ tăng ca có vi phạm không?
Công ty không ký hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp vi phạm xử phạt theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
Theo đó, trong trường hợp người sử dụng không ký hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động bị phạt tiền ít nhất là 2 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng. Còn đối với công ty khi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Công ty không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động ngoài giờ tăng ca có vi phạm không?
Về thời gian làm việc nếu làm từ 12h trưa đến 8h tối tính ra là 8 tiếng làm việc, không phải tăng ca. Tuy nhiên, tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019:
"Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động."
Theo đó, phải bố trí thời gian nghỉ ít nhất là 30 phút. Trường hợp làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Trường hợp công ty không đảm bảo về thời gian nghỉ trong giờ làm việc cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
"Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
Theo đó nếu người sử dụng không đảm bảo về thời gian nghỉ trong giờ làm việc cho người lao động thì sẽ bị xử phạt ít nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 60 triệu đồng. Còn đối với công ty khi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?
- Đội tuyên truyền giải phóng quân khi thành lập ai làm đội trưởng? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân như thế nào?
- Hướng dẫn ghi Mẫu 08 Nghị định 98 chi tiết, cụ thể? Tải về file word Mẫu 08 Nghị định 98 mới nhất?
- Mẫu quy trình nghỉ phép, nghỉ việc riêng dành cho người lao động trong doanh nghiệp? Số ngày nghỉ không hưởng lương theo luật lao động?