Công ty mẹ khi thực hiện giao dịch theo chiều xuôi với hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ nếu phát sinh lãi thì cần phải ghi nhận các khoản lãi đó như thế nào?
- Giao dịch theo chiều xuôi là gì?
- Công ty mẹ khi thực hiện giao dịch theo chiều xuôi với hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ nếu phát sinh lãi thì cần phải ghi nhận các khoản lãi đó theo nguyên tắc nào?
- Khoản lãi phát sinh từ giao dịch theo chiều xuôi bằng hình thức góp vốn tài sản phi tiền lệ được ghi nhận như thế nào?
Giao dịch theo chiều xuôi là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC định nghĩa về giao dịch theo chiều xuôi như sau:
Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Công ty con cấp 1 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát trực tiếp thông qua quyền biểu quyết trực tiếp của công ty mẹ.
2. Công ty con cấp 2 là công ty con bị công ty mẹ kiểm soát gián tiếp thông qua các công ty con khác.
3. Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước là các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của Tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con theo quy định của pháp luật.
4. Tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con.
5. Tập đoàn đa cấp là tập đoàn gồm công ty mẹ, các công ty con cấp 1 và công ty con cấp 2.
6. Giao dịch theo chiều xuôi là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty mẹ hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết trong đó bên bán hoặc góp vốn là nhà đầu tư.
...
Theo đó, giao dịch theo chiều xuôi là giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn trong đó bên bán là công ty mẹ hoặc giao dịch giữa nhà đầu tư và công ty liên doanh, liên kết trong đó bên bán hoặc góp vốn là nhà đầu tư.
Công ty mẹ khi thực hiện giao dịch theo chiều xuôi với hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ nếu phát sinh lãi thì cần phải ghi nhận các khoản lãi đó như thế nào? (Hình từ Internet)
Công ty mẹ khi thực hiện giao dịch theo chiều xuôi với hình thức góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ nếu phát sinh lãi thì cần phải ghi nhận các khoản lãi đó theo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc kế toán và quy trình áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
...
2. Lãi hoặc lỗ từ các giao dịch giữa tập đoàn với các công ty liên doanh, liên kết chỉ được ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất tương ứng với phần sở hữu của các bên khác theo nguyên tắc:
a) Đối với giao dịch theo chiều xuôi
- Nếu phát sinh khoản lỗ khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ hoặc bán tài sản cho công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư phải ghi nhận ngay toàn bộ khoản lỗ đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Nếu phát sinh lãi khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ hoặc bán tài sản cho công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ ghi nhận khoản lãi tương ứng với phần sở hữu của các bên khác trong công ty liên doanh, liên kết. Khoản lãi chưa thực hiện tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn được phân bổ dần vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Đối với tài sản cố định, bất động sản đầu tư: Việc phân bổ dần khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian khấu hao của công ty liên doanh, liên kết;
- Đối với tài sản và nợ phải trả khác: Việc phân bổ khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả.
b) Đối với giao dịch theo chiều ngược:
- Khi công ty liên doanh, liên kết phát sinh khoản lỗ từ việc bán tài sản cho tập đoàn, nhà đầu tư chỉ ghi nhận phần lỗ tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Nếu phát sinh lãi, nhà đầu tư không được ghi nhận phần lãi tương ứng với phần sở hữu của mình từ giao dịch đó.
...
Như vậy, khi công ty mẹ thực hiện giao dịch theo chiều xuôi bằng tài sản phi tiền tệ nếu phát sinh lãi thì công ty mẹ cần ghi nhận khoản lãi tương ứng với phần sở hữu của các bên khác trong công ty liên doanh, liên kết vào trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
Đối với khoản lãi chưa thực hiện tương ứng với phần sở hữu của tập đoàn được phân bổ dần vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Đối với tài sản cố định, bất động sản đầu tư: Việc phân bổ dần khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian khấu hao của công ty liên doanh, liên kết;
- Đối với tài sản và nợ phải trả khác: Việc phân bổ khoản lãi chưa thực hiện được căn cứ vào thời gian thu hồi tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả.
Khoản lãi phát sinh từ giao dịch theo chiều xuôi bằng hình thức góp vốn tài sản phi tiền lệ được ghi nhận như thế nào?
Theo điểm b mục 1.1 khoản 1 Điều 67 Thông tư 202/2014/TT-BTC công ty mẹ phải ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần lãi của bên góp vốn bằng hàng tồn kho trong kỳ:
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, căn cứ vào giá trị tài sản góp vốn phi tiền tệ (hàng tồn kho) đem đi góp vốn cho công ty liên doanh, liên kết trong kỳ nhưng công ty liên doanh, liên kết chưa bán hàng tồn kho cho bên thứ 3 bên ngoài tập đoàn, nhà đầu tư phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi do góp vốn tương ứng với phần lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết.
Việc ghi nhận khoản lãi phát sinh từ việc góp vốn bằng tài sản góp vốn phi tiền tệ ghi như sau:
- Nợ Thu nhập khác (Phần thu nhập hoãn lại do góp vốn bằng hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của tập đoàn trong công ty liên doanh, liên kết).
- Có Chi phí khác (phần chi phí phải hoãn lại).
- Có Doanh thu chưa thực hiện (phần lãi hoãn lại).
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty mẹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?