Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản trong trường hợp nào?
- Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản trong trường hợp nào?
- Trường hợp thiên tai gây thiệt hại mà Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không thể tự khắc phục được thì việc xử lý tổn thất tài sản do ai thực hiện?
- Công ty mẹ Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải thực hiện đánh giá lại tài sản trong trường hợp nào?
Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản trong trường hợp nào?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Vệc kiểm kê tài sản tại khoản 1 Điều 18 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm được thực hiện theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012.
Kiểm kê tài sản
1. VIETTEL phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả trong các trường hợp: khi khóa sổ lập báo cáo tài chính hàng năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của công ty; hoặc theo quy định của Nhà nước. Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể cá nhân có liên quan, xác định mức độ bồi thường vật chất theo quy định.
2. Trong trường hợp đột xuất, Tổng giám đốc VIETTEL có thể quyết định kiểm kê, xác định số lượng tài sản đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả... theo quy định tại quy chế này.
Như vậy, Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi khóa sổ lập báo cáo tài chính hàng năm;
(2) Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu;
(3) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa;
(4) Vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của công ty;
(5) Theo quy định của Nhà nước.
Đối với tài sản thừa, thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể cá nhân có liên quan, xác định mức độ bồi thường vật chất theo quy định.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp thiên tai gây thiệt hại mà Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không thể tự khắc phục được thì việc xử lý tổn thất tài sản do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc xử lý tổn thất tài sản như sau:
Xử lý tổn thất tài sản
Tổn thất về tài sản là tài sản của VIETTEL bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và đột xuất. VIETTEL phải tiến hành xác định giá trị đã bị tổn thất, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Tổng giám đốc VIETTEL quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của VIETTEL. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2. Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng mà VIETTEL không thể tự khắc phục được thì Tổng giám đốc VIETTEL phải lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Giám đốc VIETTEL quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền.
3. Tổng giám đốc VIETTEL có trách nhiệm báo cáo kịp thời với chủ sở hữu các khoản tổn thất tài sản để có biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp VIETTEL để xảy ra khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Tổng Giám đốc VIETTEL phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt do thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng mà Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội không thể tự khắc phục được thì Tổng giám đốc Công ty phải lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền.
Công ty mẹ Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải thực hiện đánh giá lại tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc đánh giá lại tài sản như sau:
Đánh giá lại tài sản
1. VIETTEL thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
a) Theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện chuyển đổi sở hữu: cổ phần hóa, bán, đa dạng hóa hình thức sở hữu;
c) Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài VIETTEL;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước, các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo quy định của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
(1) Theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(2) Thực hiện chuyển đổi sở hữu: cổ phần hóa, bán, đa dạng hóa hình thức sở hữu;
(3) Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài Công ty;
(4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty mẹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?