Công ty nước ngoài cung cấp cho công ty Việt Nam các quy trình công nghệ và bản vẽ liên quan đến sản phẩm có được xem là hình thức chuyển giao công nghệ không?
Chuyển giao quy trình công nghệ, bản vẽ liên quan đến sản phẩm có xem là một hình thức chuyển giao công nghệ không?
Chuyển giao quy trình công nghệ, bản vẽ liên quan đến sản phẩm có xem là một hình thức chuyển giao công nghệ không?
Trước tiên cần hiểu rõ bản chất của công nghệ và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành là gì. Theo đó, tại khoản 2 và khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
...
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ."
Như vậy, chuyển giao công nghệ là việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng các giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm từ bên có quyền chuyển giao sang bên nhận chuyển giao.
Ngoài ra, tại khoản 9 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 về đối tượng công nghệ được chuyển giao như sau:
"Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao
1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ."
Trong trường hợp của bạn, đối tượng được chuyển giao là quy trình công nghệ, bản vẽ liên quan đến sản phẩm. Do đó, đây được xem là một trong những đối tượng công nghệ được chuyển giao. Do đó, hình thức chuyển giao từ công ty nước ngoài sang công ty bạn ở Việt Nam là một hình thức chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ có những nội dung gì?
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 gồm những nội dung sau đây:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Để thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao phải lập hợp đồng chứa đựng những thành phần kể trên.
Tải về mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Bên nhận công nghệ chuyển giao được thuê tổ chức khác thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ được quy định như sau:
(1) Bên nhận công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, bên nhận công nghệ được chuyển giao, tức công ty bạn, được phép thuê tổ chức khác thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ nhưng phải tuân thủ những quy định của pháp luật hiện hành.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?