Công ty phải nộp báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy bao nhiêu lần trong một năm? Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận báo cáo?
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về trách nhiệm phòng cháy chữa cháy như sau:
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
3b. Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
...
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Theo đó, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy là của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về công ty phải nộp báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy: Tải về
Công ty phải nộp báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy bao nhiêu lần trong một năm?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, cơ sở nói chung và công ty bạn nói riêng phải nộp báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy một lần một năm vào cuối tháng 11 hằng năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị hư hỏng, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền.
Cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm tiếp nhận báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
3. Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP , đội dân phòng báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
c) Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh theo phân cấp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
...
Theo đó, các cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 3 Điều 10 nêu trên có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?