Công ty Quản lý tài sản có quyền được mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường hay không?
- Công ty Quản lý tài sản có quyền được mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường hay không?
- Việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường được thực hiện trên cơ sở nào?
Công ty Quản lý tài sản có quyền được mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường hay không?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định về phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng như sau:
Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.
2. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
...
Theo quy định trên, Công ty Quản lý tài sản có thể mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường. Tuy nhiên việc mua nợ xấu này phải đáp ứng một số điều kiện quy định.
Mua nợ xấu (Hình từ Internet)
Việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP quy định về phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng như sau:
Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
...
3. Căn cứ năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4. Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
Theo Điều 8 Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua như sau:
Điều kiện đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua
1. Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
d) Khách hàng vay còn tồn tại;
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về điều kiện các khoản nợ xấu được quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 nêu trên.
+ Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu.
+ Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
Việc Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 18/2016/NĐ-CP quy định về mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản như sau:
Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
2. Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị Khoản nợ xấu được đánh giá lại.
Tổ chức tín dụng được phân bổ dần vào chi phí hoạt động phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán của Khoản nợ được mua theo giá trị thị trường và giá trị Khoản dự phòng rủi ro đã trích cho chính Khoản nợ được mua bán theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối tượng được phân bổ là tổ chức tín dụng bị lỗ hoặc khi thực hiện việc phân bổ ngay phần chênh lệch này sẽ dẫn đến bị lỗ;
b) Việc phân bổ được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 05 (năm) năm từ thời Điểm bán nợ. Số tiền phân bổ hàng năm không được thấp hơn chênh lệch thu chi (chưa bao gồm số tiền phân bổ).
Bộ Tài chính hướng dẫn chi Tiết việc phân bổ này.
3. Tổ chức tín dụng bán nợ phải cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán.
4. Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.
5. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;
b) Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
6. Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.
Như vậy, việc Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận và giá trị Khoản nợ xấu được đánh giá lại.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?