Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
- Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
- Những việc mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào thì không được áp dụng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc?
- Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng trong trường hợp nào?
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.
Theo đó, Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:
- Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Những việc mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào thì không được áp dụng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc?
Căn cứ theo Điều 2 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
Như vậy, những việc mua bán hàng hóa quốc không được áp dụng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc gồm:
- Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
- Bán đấu giá.
- Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
- Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
- Ðiện năng.
Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
Như vậy, một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng trong trường hợp nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó.
Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán hàng hóa quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?