Công văn 4358/VPCP-CN: Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”?

Cho tôi hỏi về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 4358/VPCP-CN ngày 15/7/2022 về giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo” như thế nào? Cảm ơn

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”

Căn cứ Công văn 4358/VPCP-CN năm 2022 hướng dẫn của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành để triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo” nêu trên, như sau:

Yêu cầu các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp đồng bộ, cụ thể như sau:

- Giao Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng: sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn theo Chương trình xây dựng luật của Quốc hội, đặc biệt đối với các quy định về lập, thẩm định quy hoạch xây dựng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình lấy ý kiến đồ án quy hoạch, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, tăng cường thẩm tra về năng lực của chủ đầu tư về vốn, khả năng huy động vốn, về năng lực quản lý và nhân sự; quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan tư vấn đối với chất lượng quy hoạch. Hoàn thiện thể chế về thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 82/2014/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.

+ Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư (xã hội hóa) và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho việc đầu tư các công trình xã hội như công viên cây xanh, y tế, giáo dục và các công trình giao thông.

+ Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm như thu hồi các dự án chậm tiến độ theo quy định; xử lý các cán bộ gây ách tắc làm thiệt hại

+ Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công khai quy hoạch và kế hoạch thực hiện theo đúng quy định.

+ Lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng đô thị.

- Xây dựng chương trình đô thị, khu vực phát triển đô thị và kiểm soát chặt chế tốc độ, chất lượng phát triển đô thị.

- Kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch,

- Tăng cường việc giám sát của người dân, cơ quan dân cử, của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng.

Hướng dẫn khắc phục tình trạng "quy hoạch treo" và "dự án treo" của Phó Thủ tướng Chính phủ như thế nào?

Hướng dẫn khắc phục tình trạng "quy hoạch treo" và "dự án treo" của Phó Thủ tướng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)

Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo”

Căn cứ Công văn 4358/VPCP-CN năm 2022 hướng dẫn của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành để triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến vấn đề “quy hoạch treo”, “dự án treo” nêu trên, như sau:

- Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ, cũng như kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án nhằm phát huy hiệu quả, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiệm vụ của Quốc hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý đất đai tại đô thị?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 82/2019/QH14 nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý đất đai tại đô thị Đối với Quốc hội như sau:

"Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Đối với Quốc hội:
a) Xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các luật liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị để khắc phục các vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn hiện nay, bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị và xây dựng.
b) Tăng cường giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, góp phần phát hiện, kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế và vi phạm pháp luật."

Như vậy, nhiệm vụ của Quốc hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý đất đai tại đô thị được quy định như trên.

Xem nội dung Công văn: Tại Đây

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án treo

Lê Mạnh Hùng

Dự án treo
Quản lý đất đai
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án treo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án treo Quản lý đất đai
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 nêu quan điểm thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với gì?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai theo Luật đất đai? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc quản lý đất đai?
Pháp luật
Luật Đất đai 2024 quy định trình tự thủ tục giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật nào?
Pháp luật
Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc giám sát công trình được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở nào?
Pháp luật
Thẩm định sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc thẩm định sản phẩm nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để nghiệm thu công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai? Hồ sơ nghiệm thu được lập thành bao nhiêu bộ?
Pháp luật
Việc nghiệm thu công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai gồm các nội dung nào? Hồ sơ nghiệm thu gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để thẩm định chất lượng công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai? Hồ sơ quyết toán công trình gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai theo quy định của Luật đất đai? Quyền hạn của chủ sở hữu đối với đất đai là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào