Công văn 9259/BTC-QLG 2023 ý kiến của Bộ Tài chính về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg?
- Đã có Công văn 9259/BTC-QLG 2023 ý kiến của Bộ Tài chính về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg?
- Quan điểm của Bộ Công thương đối với phương pháp lập giá bán điện bình quân năm tại dự thảo mới ra sao?
- Ý kiến của Bộ Tài chính về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm tại dự thảo mới của Bộ Công thương ra sao?
Đã có Công văn 9259/BTC-QLG 2023 ý kiến của Bộ Tài chính về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg?
Ngày 30/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Công văn 9259/BTC-QLG năm 2023 tham gia ý kiến về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
> Tải Công văn 9259/BTC-QLG năm 2023 Tại đây
Theo đó, nhằm phúc đáp Công văn 4583/BCT- ĐTĐL lấy ý kiến về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính về các nội dung sau:
- Đề nghị Bộ Công Thương rà soát, bổ sung tài liệu tổng kết thi hành Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, cũng như đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo Quyết định, thuyết minh cơ sở, căn cứ cho các nội dung sửa đổi, bổ sung.
- Đề nghị Bộ Công thương thực hiện báo cáo đánh giá nguồn tài chính đối với các chính sách tại dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
- Đề nghị Bộ Công Thương quy định về hướng dẫn phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân, công thức xác định giá, cơ chế điều chỉnh giá đảm bảo theo nguyên tắc phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm.
- Các nội dung về chức năng của Bộ Công thương. Đề nghị Bộ Công Thương rà soát hoàn thiện lại dự thảo Quyết định để tăng cường vai trò chủ trì của Bộ Công Thương trong công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực phạm vi chuyên ngành của Bộ Công Thương.
- Điều 4 về phương pháp lập giá bán điện bình quân năm.
- Điều 6 về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm.
Công văn 9259/BTC-QLG 2023 ý kiến của Bộ Tài chính về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg? (Hình từ Internet)
Quan điểm của Bộ Công thương đối với phương pháp lập giá bán điện bình quân năm tại dự thảo mới ra sao?
Căn cứ tiểu mục (i) Mục 3 Công văn 9259/BTC-QLG 2023, quan điểm của Bộ Công thương đối với phương pháp lập giá bán điện bình quân năm tại dự thảo mới như sau:
- Tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Quyết định quy định công thức xác định giá bán lẻ điện bình quân, trong đó có Cchung là “Tổng chi phí điều hành - quản lý ngành, bao gồm cả chi phí điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phi điều tiết thị trường điện lực”.
Đề nghị Bộ Công Thương thuyết minh làm rõ chi phí trên có phải là chi phí điều hành, quản lý ngành của Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trường hợp là chi phí điều hành, quản lý ngành của EVN thì đề nghị Bộ Công Thương rà soát, định hướng sửa đổi cho phù hợp với định hướng tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN để thành lập công ty TNHH MTV do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp/Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; nhằm đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sau này.
- Tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Quyết định 24/2017/QĐ-TTg hiện nay đang quy định:
Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm
...
3. Chi phí mua điện từ các đơn vị phát điện được thực hiện theo quy định vận hành thị trường điện theo từng cấp độ do Bộ Công Thương ban hành và theo Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa đơn vị phát điện và bên mua điện.
4. Chi phí mua dịch vụ truyền tải điện, dịch vụ phân phối - bán lẻ điện, chi phí quản lý chung, chi phí mua dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực được xác định trên cơ sở chi phí cộng lợi nhuận định mức của các khâu truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phi dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí quản lý chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định do Bộ Công Thương ban hành.
Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 4 dự thảo Quyết định lần này lại quy định “Chi phí khâu phát điện,truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành được xác định theo quy định hiện hành”.
Theo đó, đề nghị Bộ Công Thương thuyết minh rõ “quy định hiện hành” là quy định nào, có phù hợp với lộ trình phát triển thị trường điện lực hay không.
- Tại điểm g khoản 2 Điều 4 về phương pháp lập giá bán điện bình quân năm dự thảo Quyết định: Bổ sung khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện được xác định căn cứ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất phương án phân bổ các khoản chi phí này, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trên thực tế việc lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh điện là do doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện không đủ bù đắp cho các chi phí phát sinh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Theo đó, đề nghị Bộ Công Thương rà soát các khoản chi phí được phép tính vào giá bán lẻ điện theo quy định là những khoản chi phí nào, làm cơ sở để xác định Ckhác cho phù hợp.
Mặt khác, qua rà soát Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn không có quy định nội dung về phương án phân bổ các khoản lỗ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ điện, cũng như thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với nội dung này.
Do đó, đề nghị đề nghị bỏ nội dung “báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định” tại điểm g khoản 2 Điều 4.
Ý kiến của Bộ Tài chính về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm tại dự thảo mới của Bộ Công thương ra sao?
Đối với cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm, tại tiểu mục (ii) Mục 3 Công văn 9259/BTC-QLG 2023, Bộ Tài chính nêu ý kiến như sau:
- Tại khoản 2 Điều 6 quy định trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.
+ Giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng; không nên khống chế mức giảm giá bán lẻ.
+ Đối với trường hợp kết quả tính toán giảm thấp hơn mức tối thiểu của khung giá, đề nghị cân nhắc quy định theo hướng xem xét điều chỉnh khung giá cho phù hợp với thực tế.
- Tại khoản 5 Điều 6 đối với trường hợp tăng từ 10% trở lên:
+ Đối với trường hợp ngoài khung giá: Đề nghị quy định rõ trường hợp ngoài khung thì cần rà soát, xem xét điều chỉnh khung giá.
+ Đối với trường hợp ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô: Điện là mặt hàng thiết yếu, các đợt điều chỉnh đều tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc, đánh giá thêm đối với quy định này; trường hợp nếu để quy định này, cần quy định tiêu chí cụ thể để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giá bán điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?