Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân hay không? Cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp gồm những phòng nào?
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân hay không?
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân.
Cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông gồm những phòng nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
- Văn phòng;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Quản lý chất lượng;
- Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức của Cục do Cục trưởng xây dựng và trình Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông gồm những phòng sau đây:
- Văn phòng;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Quản lý chất lượng;
- Phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư.
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1816/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham mưu xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trong nước và ra thị trường nước ngoài.
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
6. Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số trọng điểm, công nghệ số mới.
7. Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; chủ trì thẩm định, trình phê duyệt và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện các đề án thành lập, mở rộng, công nhận khu công nghệ thông tin tập trung.
8. Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
9. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
10. Tham gia quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa công nghệ thông tin theo quy định pháp luật và theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng; xây dựng và hướng dẫn áp dụng danh mục sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số bị cấm, danh mục sản phẩm hạn chế lưu hành hoặc có điều kiện xuất, nhập khẩu, danh mục sản phẩm đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
11. Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; xác nhận hoạt động của doanh nghiệp để áp dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo quy định pháp luật và theo phân cấp của Bộ trưởng.
12. Tham mưu xây dựng, ban hành, công nhận, tổ chức triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; các quy định về sát hạch, cấp chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng, chứng nhận chuyên môn về công nghiệp công nghệ thông tin; công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin đáp ứng chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin.
13. Tổ chức thống kê, thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu, phân tích, dự báo, thông tin thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng, phát hành báo cáo, ấn phẩm về lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; xây dựng, duy trì, vận hành hệ thống thông tin quản lý, thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
14. Tham mưu và thực hiện quản lý theo phân công, phân cấp đối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
15. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.
16. Chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo phân công.
17. Tham gia thanh tra chuyên ngành về công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý về tổ chức bộ máy, công chức, người lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Trên đây là các nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông, ban tham khảo thông tin để biết thêm chi tiết.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?