Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không và có trụ sở ở đâu?
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không và có trụ sở ở đâu?
Tư cách pháp nhân, trụ sở của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp theo Điều 1 Quyết định 1225/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định pháp luật.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp
(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp?
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo Điều 2 Quyết định 1225/QĐ-BTP năm 2023:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 05 năm và hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
- Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định pháp luật.
- Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện quản lý về tổ chức và hoạt động đối với các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện cung cấp dịch vụ công trong đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm và giao dịch, tài sản khác theo quy định pháp luật.
- Thực hiện cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng, pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật khác liên quan; cung cấp hoặc trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền để hỗ trợ trong thực hiện công tác quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ hoạt động tố tụng, hoạt động thi hành án dân sự có liên quan.
- Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; xây dựng, vận hành và quản lý Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền; cấp và quản lý tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý, vận hành, cập nhật nội dung trang thông tin điện tử về đăng ký giao dịch bảo đảm trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước và an toàn an ninh mạng; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật và của Bộ.
- Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Biên chế, số lượng người làm việc của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp?
Biên chế, số lượng người làm việc của Cục theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1225/QĐ-BTP năm 2023 quy định cụ thể:
- Biên chế công chức của Cục thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
- Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục thực hiện theo quy định pháp luật.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?
- Cơ quan thu ngân sách nhà nước là cơ quan nào? Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?