Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt?
Cục Đường sắt Việt Nam có được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước hay không?
Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
...
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường sắt Việt Nam có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt?
Nhiệm vụ của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt:
a) Tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định và thẩm quyền;
b) Kiểm tra, rà soát kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hàng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;
c) Quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao;
d) Chủ trì thẩm tra, trình Bộ trưởng quyết định việc đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia và việc kết nối đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị (nếu có) với đường sắt quốc gia;
đ) Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc công bố, phân loại, đặt tên, điều chỉnh, đóng, mở, tháo dỡ, đưa vào khai thác, dừng, tạm dừng khai thác công trình đường sắt theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì thẩm tra, trình Bộ trưởng công bố cấp kỹ thuật của tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt và ga đường sắt;
g) Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, đường ngang trên đường sắt quốc gia;
h) Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia;
i) Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia;
k) Đề xuất Bộ trưởng quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt quốc gia.
...
Theo đó, trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định và thẩm quyền;
- Kiểm tra, rà soát kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hàng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;
- Quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao;
- Chủ trì thẩm tra, trình Bộ trưởng quyết định việc đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia và việc kết nối đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị (nếu có) với đường sắt quốc gia;
- Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc công bố, phân loại, đặt tên, điều chỉnh, đóng, mở, tháo dỡ, đưa vào khai thác, dừng, tạm dừng khai thác công trình đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì thẩm tra, trình Bộ trưởng công bố cấp kỹ thuật của tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt và ga đường sắt;
- Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, đường ngang trên đường sắt quốc gia;
- Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia;
- Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia;
- Đề xuất Bộ trưởng quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt quốc gia.
Lãnh đạo của Cục Đường sắt Việt Nam bao gồm những ai?
Lãnh đạo của Cục Đường sắt Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường sắt Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
...
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
- Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Đường sắt Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?