Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao là cơ quan thực hiện chức năng gì? Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề gì?
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao là cơ quan thực hiện chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Lãnh sự là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Bộ trưởng) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Lãnh sự có con dấu hình Quốc huy.
Như vậy, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao là đơn vị nghiệp vụ đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác lãnh sự và hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (Hình từ Internet)
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề chính như sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do Cục phụ trách hoặc theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Xây dựng chủ trương, chính sách và chương trình, kế hoạch công tác lãnh sự.
- Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài.
- Về bảo hộ lãnh sự.
- Về hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự, công chứng, chứng thực và ủy thác tư pháp.
- Về quản lý hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.
- Về công tác liên quan đến vấn đề quốc tịch, hộ tịch.
- Về quản lý nghiệp vụ lãnh sự và hỗ trợ các Cơ quan đại diện, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Về quản lý Cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam.
- Công tác thông tin, tin học và công tác nghiên cứu (thuộc phạm vi quản lý của Cục).
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ của Bộ Ngoại giao chuẩn bị đi làm công tác lãnh sự ở nước ngoài và cán bộ làm công tác đối ngoại của các Bộ, ngành và Ngoại vụ địa phương.
- Tổ chức thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và sự phân công của Bộ trưởng.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có các tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1622/2008/QĐ-BNG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Lãnh sự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
2. Tập sự Phó Vụ trưởng (TSPVT) được công nhận hoặc cho thôi tập sự theo quyết định của Bộ trưởng. TSPVT không phải thành viên Lãnh đạo Cục. Cục trưởng Cục Lãnh sự quyết định việc ủy quyền cho TSPVT tham gia điều hành công tác chung của Cục.
3. Cục có các tổ chức trực thuộc sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Pháp lý lãnh sự;
c) Phòng Xuất nhập cảnh;
d) Phòng Lãnh sự ngoài nước;
đ) Phòng Quan hệ lãnh sự;
e) Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
g) Phòng Di cư quốc tế.
Các Phòng nêu tại khoản 3 Điều này có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Văn phòng Cục có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
4. Cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của Cục.
Cục trưởng quyết định việc phân công và điều chỉnh phân công công tác đối với các cán bộ, công chức của Cục để nâng cao hiệu quả công tác, đào tạo cán bộ và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Cục trưởng Cục Lãnh sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Cục phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành khác.
6. Biên chế của Cục do Bộ trưởng quyết định trong tổng biên chế hành chính được giao của Bộ.
Các tổ chức trực thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Pháp lý lãnh sự;
- Phòng Xuất nhập cảnh;
- Phòng Lãnh sự ngoài nước;
- Phòng Quan hệ lãnh sự;
- Phòng Hợp pháp hóa và Chứng nhận lãnh sự;
- Phòng Di cư quốc tế.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?