Cục Quản lý lao động ngoài nước được quyền nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Cục Quản lý lao động ngoài nước được quyền nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Nhiệm vụ của Cục Quản lý lao động ngoài nước được quy định tại Điều 2 Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 như sau:
Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; cơ chế, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Các văn bản thỏa thuận, nội dung đàm phán về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.
d) Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực được giao.
2. Thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
3. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Nghiên cứu, định hướng và thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước.
5. Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi và thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.
6. Hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng, báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
...
16. Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trong lĩnh vực được phân công.
17. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo phân công của Bộ.
18. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ.
19. Chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước.
20. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
21. Quản lý công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo quy định trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước có nhiệm vụ Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Hình từ Internet)
Cục Quản lý lao động ngoài nước có cơ cấu tổ chức thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 thì cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước gồm Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng và những phòng chức năng sau:
+ Phòng Đài Loan - Châu Mỹ.
+ Phòng Hàn Quốc - Tây Á - Châu Phi.
+ Phòng Nhật Bản - Châu Âu - Đông Nam Á.
+ Phòng Pháp chế - Tổng hợp.
+ Phòng Thanh tra.
+ Phòng Thông tin - Truyền thông.
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính.
+ Phòng Tổ chức cán bộ.
+ Văn phòng.
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có những trách nhiệm được quy định tại Điều 4 Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 như sau:
Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng và Văn phòng trực thuộc; quản lý, phân công, sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Cục để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có những trách nhiệm sau:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục.
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng và Văn phòng trực thuộc.
+ Quản lý, phân công, sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức trong Cục để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Quản lý lao động ngoài nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?