Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có con dấu riêng không? Biên chế của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh do ai quyết định?
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có con dấu riêng không?
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có con dấu riêng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có con dấu riêng không? Biên chế của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?
Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Lãnh đạo Cục Thuế
1. Cục Thuế có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.
Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Biên chế của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh do ai quyết định?
Biên chế của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh do ai quyết định, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.
2. Kinh phí hoạt động của Cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế.
Như vậy, theo quy định trên thì biên chế của Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng biên chế được giao.
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có quyền ấn định thuế không?
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có quyền ấn định thuế không, thì theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
14. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
15. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
16. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
17. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
18. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
19. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
20. Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
21. Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
22. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được ấn định thuế theo quy định của pháp luật.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng cục Thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?