Cục thuộc Bộ là gì? Thực hiện chức năng nào và cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định ra sao?
Cục thuộc Bộ là gì? Thực hiện chức năng nào và Cục có tư cách pháp nhân không?
Tại Điều 21 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định về Cục thuộc Bộ như sau:
Cục thuộc Bộ
1. Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương thì được thành lập cục thuộc Bộ để thực hiện chức năng quản trị nội bộ.
2. Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục.
...
Theo đó, Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương thì được thành lập cục thuộc Bộ để thực hiện chức năng quản trị nội bộ.
Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục.
Cục thuộc Bộ là gì? Thực hiện chức năng nào và cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định ra sao? (hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định ra sao? Việc thành lập Cục phải đáp ứng điều kiện nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục thuộc Bộ được quy định tại Điều 21 Nghị định 123/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 101/2020/NĐ-CP như sau:
Cục thuộc Bộ
...
3. Việc thành lập cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
c) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên.
4. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:
a) Phòng;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra (nếu có);
d) Chi cục (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Như vậy, Cục thuộc Bộ có cơ cấu tổ chức như sau:
- Phòng;
- Văn phòng;
- Thanh tra (nếu có);
- Chi cục (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Ngoài ra theo quy định này, việc thành lập Cục phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực;
- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên.
Cục thuộc bộ là tổ chức bắt buộc có trong cơ cấu tổ chức của Bộ đúng không?
Theo Điều 17 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Bộ
1. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Cục (nếu có);
đ) Tổng cục (nếu có);
e) Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm:
a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
b) Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm:
- Vụ;
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Cục (nếu có);
- Tổng cục (nếu có);
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, Cục không phải là đơn vị bắt buộc phải có trong cơ cấu tổ chức của Bộ.
Đứng đầu Bộ là ai?
Tại Điều 3 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, đứng đầu bộ là Bộ trưởng, Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?