Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý?
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Cục Trợ giúp pháp lý như sau:
Chức năng
1. Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Cục Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: NATIONAL LEGAL AID AGENCY; viết tắt: NLAA.
Như vậy, Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trợ giúp pháp lý như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
8. Giúp Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương.
9. Trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc; theo dõi, hướng dẫn hoạt động trợ giúp pháp lý của các hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
d) Tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn việc huy động và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ cho công tác trợ giúp pháp lý; có tài khoản để tiếp nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý thì Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
(2) Hướng dẫn, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý;
(3) Hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc;
Theo dõi, hướng dẫn hoạt động trợ giúp pháp lý của các hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(4) Tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp được có tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
...
Như vậy, theo quy định thì Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp không được có quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?