Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ dự án đầu tư thì nhà đầu tư có được điều chỉnh tiến độ nữa không?
Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ dự án đầu tư thì có được điều chỉnh tiến độ nữa không?
Căn cứ Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
...
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
...
4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;
b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;
...
Theo quy định trên thì nhà đầu tư được điều chỉnh tiến độ đầu tư không quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ trường hợp điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Tại quy định này không đề cập đến việc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính do chậm tiến độ thì không được xem xét điều chỉnh tiến độ dự án.
Do đó nếu đơn vị có nhu cầu giãn tiến độ đầu tư thì nên nộp hồ sơ điều chỉnh tiến độ.
Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ dự án đầu tư thì nhà đầu tư có được điều chỉnh tiến độ nữa không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư muốn giãn tiến độ đầu tư thì chuẩn bị hồ sơ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án của nhà đầu tư gồm có:
- Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
- Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
- Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, điểm h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định như thế nào?
Về thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước như sau:
Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
Bước 3: Hội đồng thẩm định nhà nước lập hồ sơ trình Chính phủ, hồ sơ gồm:
- Các tài liệu có trong hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư;
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 4: Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
- Tờ trình của Chính phủ;
- Các tài liệu theo Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?