Hồ sơ tuyển sinh bao gồm những gì? Đã đăng ký tuyển sinh bị tai nạn nên nhập học muộn 20 ngày thì có bị coi như bỏ học không?
- Pháp luật quy định về thông báo tuyển sinh như thế nào?
- Hồ sơ tuyển sinh bao gồm những gì?
- Đã đăng kí tuyển sinh bị tai nạn nên nhập học muộn 20 ngày thì có bị coi như bỏ học không?
- Hồ sơ tuyển sinh của thí sinh trúng tuyển được kiểm tra như cách nào?
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh như thế thế nào?
Pháp luật quy định về thông báo tuyển sinh như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT quy định về thông báo tuyển sinh như sau:
- Hội đồng tuyển sinh trường gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Quy chế này và quy định của trường trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
Hồ sơ tuyển sinh bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:
- Học bạ;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THPT đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp THPT để đối chiếu kiểm tra;
- Giấy khai sinh;
- Các minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT;
- Các yêu cầu khác theo quy định của các trường.
Hồ sơ tuyển sinh bao gồm những gì?
Đã đăng kí tuyển sinh bị tai nạn nên nhập học muộn 20 ngày thì có bị coi như bỏ học không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định đối với thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày ghi trong thông báo nhập học:
+ Nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học;
+ Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
Như vậy, theo quy định trên nếu bạn đã đăng ký tuyển sinh nhưng bị tai nạn nên nhập học muộn 20 ngày thì bạn phải trình bày với nhà trường bằng cách nộp giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc nếu do thiên tai thì phải có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau. Còn nếu bạn không trình bày lý do hoặc lý do không chính đáng thì bị coi như bỏ học.
Hồ sơ tuyển sinh của thí sinh trúng tuyển được kiểm tra như cách nào?
Căn cứ tại Điều 21 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển như sau:
- Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Quy chế này.
- Trong quá trình sinh viên đang theo học tại trường, trường tổ chức thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh như thế thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về sử dụng công nghệ thông tin trong các tác tuyển sinh như sau:
- Các sở GDĐT chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ nhập dữ liệu ĐKXT ban đầu của thí sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT; đảm bảo quy trình, thời hạn thực hiện công việc theo kế hoạch chung về tuyển sinh.
- Các trường chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách công nghệ thông tin để thực hiện các công việc sau:
+ Lập địa chỉ E-mail chính thức sử dụng trong công tác tuyển sinh;
+ Khai thác, xử lý thông tin; cập nhật dữ liệu theo đúng cấu trúc, quy trình, thời hạn lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT;
+ Gửi Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh, nếu trường tổ chức thi tuyển;
+ Thực hiện các quy định tại Điều 10 của Quy chế này và các quy định khác về tuyển sinh.
- Người nhập dữ liệu lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin đã nhập với thông tin liên quan trong hồ sơ thí sinh và thông tin trên cơ sở dữ liệu thi THPT; ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra.
Phạm Quỳnh Thư
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?