Đã nộp tiền phạt vì đã không đi khám nghĩa vụ quân sự thì có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa hay không?
Nộp tiền phạt vì không đi khám nghĩa vụ quân sự thì có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì dù người không thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Thì người đó vẫn phải thực hiện việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự sau khi bị phạt.
Nghĩa vụ quân sự
Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Tổ kiểm tra sức khỏe
a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;
b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe
a) Kiểm tra về thể lực;
b) Lấy mạch, huyết áp;
c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;
c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự được hiểu như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.
2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe
a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;
b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;
b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến ban tham khảo thêm.
Lê Đình Khôi
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?