Đại biểu Quốc hội là gì trong bộ máy hành chính nhà nước ? Có tiêu chuẩn gì đặt ra cho đại biểu Quốc hội hay không? Số lượng của đại biểu quốc hội trong bộ máy hành chính là bao nhiêu?
Đại biểu Quốc hội là gì trong bộ máy hành chính?
Căn cứ, khoản 1, Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ 2014 nêu rằng:
“1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.”
Như vậy, Trong bộ máy nhà nước bạn hiểu rằng đại biểu Quốc hội sẽ là một người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa bàn, đơn vị mình bầu ra, là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Ví dụ như: Đại biểu Quốc hội ở Thành Phố Cần Thơ được Nhân dân Thành Phố Cần Thơ bầu ra để thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Vai trò của đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính ra sao?
Căn cứ, khoản 2, 3 Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ 2014 đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính có vai trò như sau:
“2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.”
Vậy, bạn hiểu rằng những đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính nhà nước này có vai trò là phải chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Các đại biểu Quốc hội đều bình đẳng như nhau trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội
Tiêu chuẩn gì đặt ra cho đại biểu Quốc hội hay không?
Căn cứ Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ 2014 như sau:
“1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.” Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.”
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Như vậy, bạn thấy rằng đối với một người khi có ý định làm đại biểu Quốc hội thì cần phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn như: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Cho nên bạn cũng hình dung ra được những tiêu chuẩn dành cho một đại biểu Quốc hội mang tính mẫu mực như vậy thì mới có thể đứng lên làm đại diện cho Nhân dân, và quan trọng hơn hết là phải được Nhân dân tin tưởng, yêu mến.
Số lượng của đại biểu quốc hội trong bộ máy hành chính là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 23 Luật tổ chức Chính phủ 2014 quy định về số lượng đại biểu quốc hội trong bộ máy hành chính như sau:
“1. Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.
“2. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.” (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).”
Như vậy, số lượng của đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính cũng được quy định rõ là không quá 500 người bao gồm luôn đại biểu hoạt động chuyên trách và không chuyên trách. Số lượng đại biểu chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?