Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định như thế nào? Làm người đại diện theo pháp luật cho hai doanh nghiệp cùng lúc có vi phạm pháp luật hay không?
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 ghi nhận hướng dẫn về người đại diện theo pháp luật như sau:
"Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này."
Làm người đại diện theo pháp luật cho hai doanh nghiệp cùng lúc có vi phạm pháp luật hay không?
Làm người đại diện theo pháp luật cho hai doanh nghiệp cùng lúc có vi phạm pháp luật hay không?
"Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó, các quy định pháp luật không có ghi nhận hạn chế về việc một cá nhân đồng thời làm người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với trường hợp chị trao đổi, công ty Hàn Quốc có thể hiểu đây không phải là doanh nghiệp Việt Nam mà là một tổ chức kinh tế nước ngoài, được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nước ngoài. Do đó, việc bà A là người đại diện pháp luật cho công ty Hàn Quốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
Điều lệ của công ty và văn bản ủy quyền người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ do ai là người ký và đóng dấu?
Về nội dung ký Điều lệ công ty:
Căn cứ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 ghi nhận hướng dẫn về việc ký Điều lệ công ty như sau:
- Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
+ Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
+ Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
+ Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Từ căn cứ trên, người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ thể phải có thông tin họ, tên và chữ ký tại Điều lệ công ty, bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, đối với trường hợp chị trao đổi, bà A là người đại diện pháp luật hợp pháp của công ty A thì bà A sẽ là người có thẩm quyền ký Điều lệ công ty.
Về nội dung văn bản ủy quyền người đại diện pháp luật của Công ty B:
Như đã trao đổi ở trên với chị, người đại diện pháp luật của pháp nhân bao gồm người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ. Trường hợp nếu pháp nhân thực hiện ủy quyền cho cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch thì được xác định là trường hợp đại diện theo ủy quyền, không phải trường hợp đại diện theo pháp luật. Do đó, đối với nội dung “ủy quyền người đại diện pháp luật của công ty B là chưa phù hợp quy định. Về nội dung này, bà A là người đại diện pháp luật của công ty B thì bà A có thể thực hiện ủy quyền cho một cá nhân khác nhân danh mình thực hiện công việc của người đại diện pháp luật theo quy định pháp luật dân sự.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện theo pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?