Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Căn cứ đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023. Tính đến năm 2023, Công đoàn đã có 07 tên gọi qua các thời kỳ, thể như sau:
- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.
- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.
- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 6 (Đại hội VI Công đoàn Việt Nam) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? (Hình từ Internet)
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 4 năm 1978 đã bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 về tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028, tính đến thời điểm hiện nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội.
Theo đó, tại Mục 3 đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 4 như sau:
Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
...
Đại hội IV Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1978 - 1983
Họp từ ngày 08 - 11/5/1978 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã cụ thể hóa nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào công đoàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm là tập hợp, vận động công nhân lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; đồng chí Nguyễn Hộ được bầu làm Phó Chủ tịch.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 4 năm 1978 đã bầu Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Thời gian diễn ra Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 sắp tới ra sao?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, nội dung tại Hội nghị ngày 16/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đại hội Công đoàn Việt Nam 2023 được tổ chức từ ngày 01 - 03/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, Đại hội sẽ có một số nội dung chính sau:
- Thảo luận, thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam;
- Quyết định các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trong nhiệm kỳ 2023 - 2028;
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung);
- Bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII;
- Tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước với Đảng, với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
- Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội, bế mạc Đại hội.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công đoàn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?