Đại lý bảo hiểm có được đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không?
Đại lý bảo hiểm là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 84 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về đại lý bảo hiểm như sau:
"Điều 84. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Đại lý bảo hiểm có được đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không?
Hoạt động đại lý bảo hiểm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
"Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
3. Thu phí bảo hiểm;
4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm."
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm là gì?
Căn cứ Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
"Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm (được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010);
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm."
Đại lý bảo hiểm có được đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không?
Căn cứ Điều 83 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:
"Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.
3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
4. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức."
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định như sau:
"Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
c) Giám định tổn thất;
d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ."
Như vậy, đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ chỉ hạn chế đối với doanh nghiệp bảo hiểm còn đối với đại lý bảo hiểm thì được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu như được doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý chấp thuận bằng văn bản.
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại lý bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?