Đảm bảo yêu cầu về năng lực đối với người học nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
- Sẽ yêu cầu về năng lực đối với người học nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
- Thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã?
- Hỗ trợ khởi nghiệp và khởi tạo việc làm nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Sẽ yêu cầu về năng lực đối với người học nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:
Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung; thẩm định, ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và từng trình độ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH) và khoản 8, khoản 10 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).
Theo đó, nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, người học sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức tối thiểu, năng lực theo quy định tại các văn bản nêu trên.
Trong đó, đối với yêu cầu về năng lực, tùy theo trình độ tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng mà người học phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định.
Xem chi tiết nội dung yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tại: Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH.
Đảm bảo yêu cầu về năng lực đối với người học nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn: Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, hướng dẫn thực hiện phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
* Về nội dung hỗ trợ:
- Nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo.
- Tổ chức tham quan, hướng nghiệp gắn kết học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã.
* Về cách thức thực hiện:
- Đối với nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo:
Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo rà soát, lựa chọn các thiết bị đạt giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thành lập Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định. Ban chủ nhiệm, Hội đồng thẩm định có từ 07 hoặc 09 thành viên, tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của thành viên Ban chủ nhiệm, thành viên Hội đồng thẩm định do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo quy định.
Nội dung triển khai thực hiện nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo gồm: Nghiên cứu tổng quan; đánh giá thực trạng; điều tra khảo sát thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu; nội dung nghiên cứu chuyên môn; tổ chức hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia; tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ; đề xuất giải pháp, kiến nghị, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác; tổng kết, đánh giá và nghiệm thu ban hành.
Tổ chức việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện việc nghiên cứu, phát triển thiết bị đào tạo tự làm phục vụ đào tạo.
- Đối với gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã:
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hợp tác doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý đào tạo của các doanh nghiệp, hợp tác xã khảo sát, nghiên cứu các mô hình hợp tác, phát triển đào tạo gắn kết với sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đưa học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia các hoạt động tham quan, thực tập, định hướng khởi nghiệp tại các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hỗ trợ khởi nghiệp và khởi tạo việc làm nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, hỗ trợ khởi nghiệp và khởi tạo việc làm nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
* Về nội dung hỗ trợ
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng khởi nghiệp nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức hội thảo, diễn đàn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kết nối nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp; cuộc thi, hội thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; ngày hội khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp cấp trường, cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia.
- Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp và tạo việc làm; hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp; không gian hỗ trợ khởi nghiệp; chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp; chương trình ươm tạo doanh nghiệp, kết nối các nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, đề xuất một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
* Cách thức thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH .
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?