Đầm nén Proctor là gì? Đầm nén Proctor có bao nhiêu phương pháp đầm nén theo quy định hiện nay?
Đầm nén Proctor là gì?
Đầm nén Proctor được định nghĩa nghĩa theo quy định tại tiểu mục 3.3 và tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12790:2020 về Đất, đá dăm dùng trong công trình giao thông - Đầm nén Proctor như sau:
3.3
Đầm nén Proctor tiêu chuẩn (Standard Proctor Compaction)
Đầm nén vật liệu với công đầm nén tiêu chuẩn, sử dụng chày đầm có khối lượng 2,5 kg, chiều cao rơi 305 mm.
3.4
Đầm nén Proctor cải tiến (Modified Proctor Compaction)
Đầm nén vật liệu với công đầm nén cải tiến, sử dụng chày đầm có khối lượng 4,54 kg, chiều cao rơi 457 mm.
Như vậy, Đầm nén Proctor gồm 02 loại:
(1) Đầm nén Proctor tiêu chuẩn (Standard Proctor Compaction)
Đầm nén vật liệu với công đầm nén tiêu chuẩn, sử dụng chày đầm có khối lượng 2,5 kg, chiều cao rơi 305 mm.
(2) Đầm nén Proctor cải tiến (Modified Proctor Compaction)
Đầm nén vật liệu với công đầm nén cải tiến, sử dụng chày đầm có khối lượng 4,54 kg, chiều cao rơi 457 mm.
Đầm nén Proctor có bao nhiêu phương pháp đầm nén theo quy định hiện nay?
Các phương pháp đầm nén được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12790:2020 về Đất, đá dăm dùng trong công trình giao thông - Đầm nén Proctor như sau:
4 Nguyên tắc chung
4.1 Tóm tắt phương pháp thí nghiệm
Vật liệu thí nghiệm sử dụng cho công trình được lấy từ hiện trường đưa về phòng thí nghiệm, loại bỏ hạt quá cỡ (nếu có). Chế bị ẩm vật liệu sau khi loại bỏ hạt quá cỡ để có được một tổ hợp mẫu (thông thường khoảng năm mẫu) có độ ẩm cách nhau một khoảng nhất định sao cho độ ẩm đầm nén tốt nhất nằm ở khoảng giữa của khoảng độ ẩm tạo mẫu. Mẫu được đầm nén thành ba lớp hoặc năm lớp có chiều dày tương đương nhau ứng với công đầm nén tiêu chuẩn hoặc công đầm nén cải tiến. Xây dựng biểu đồ quan hệ độ ẩm đầm nén mẫu - Khối lượng thể tích khô của mẫu đầm chặt từ đó xác định được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm nén tốt nhất của vật liệu.
4.2 Các phương pháp đầm nén
4.2.1 Đầm nén Proctor tiêu chuẩn có bốn phương pháp đầm nén:
- Phương pháp I-A: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp I-B: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp I-C: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm;
- Phương pháp I-D: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm.
4.2.2 Đầm nén Proctor cải tiến có bốn phương pháp đầm nén:
- Phương pháp II-A: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp II-B: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp II-C: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm;
- Phương pháp II-D: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm.
4.2.3 Phương pháp đầm nén áp dụng được quy định cụ thể trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án hoặc quy trình thi công và nghiệm thu đối với vật liệu sử dụng. Nếu không quy định cụ thể thì áp dụng phương pháp I-A với đầm nén Proctor tiêu chuẩn, II-A với đầm nén Proctor cải tiến.
4.2.4 Phương pháp I-A, I-B, II-A, II-B áp dụng đối với vật liệu có lượng hạt trên sàng 4,75 mm không quá 40 %. Phương pháp I-C, I-D, II-C, II-D áp dụng đối với vật liệu có lượng hạt trên sàng 19,0 mm không quá 30 %. Vật liệu nằm trên trên sàng 4,75 mm tương ứng với phương pháp I-A, I-B, II-A, II-B và 19,0 mm tương ứng với phương pháp I-C, I-D, II-C, II-D gọi là hạt quá cỡ.
4.2.5 Khi vật liệu có chứa lượng hạt quá cỡ, kết quả đầm nén được hiệu chỉnh theo hướng dẫn tại Phụ lục A. Nếu không có quy định cụ thể khác trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án hoặc quy trình thi công và nghiệm thu đối với vật liệu sử dụng, vật liệu có chứa hạt quá cỡ không quá 5 % thì không cần hiệu chỉnh.
...
Theo đó, các phương pháp đầm nén được quy định như sau:
(1) Đầm nén Proctor tiêu chuẩn có 04 phương pháp đầm nén:
- Phương pháp I-A: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp I-B: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp I-C: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm;
- Phương pháp I-D: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm.
(2) Đầm nén Proctor cải tiến có 04 phương pháp đầm nén:
- Phương pháp II-A: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp II-B: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 4,75 mm;
- Phương pháp II-C: dùng cối nhỏ đường kính 101,60 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm;
- Phương pháp II-D: dùng cối lớn đường kính 152,40 mm. Vật liệu đầm nén lọt sàng 19,0 mm.
Lưu ý:
+ Phương pháp đầm nén áp dụng được quy định cụ thể trong chỉ dẫn kỹ thuật của dự án hoặc quy trình thi công và nghiệm thu đối với vật liệu sử dụng. Nếu không quy định cụ thể thì áp dụng phương pháp I-A với đầm nén Proctor tiêu chuẩn, II-A với đầm nén Proctor cải tiến.
+ Phương pháp I-A, I-B, II-A, II-B áp dụng đối với vật liệu có lượng hạt trên sàng 4,75 mm không quá 40 %.
Phương pháp I-C, I-D, II-C, II-D áp dụng đối với vật liệu có lượng hạt trên sàng 19,0 mm không quá 30 %. Vật liệu nằm trên trên sàng 4,75 mm tương ứng với phương pháp I-A, I-B, II-A, II-B và 19,0 mm tương ứng với phương pháp I-C, I-D, II-C, II-D gọi là hạt quá cỡ.
Đầm nén Proctor là gì? Đầm nén Proctor có bao nhiêu phương pháp đầm nén theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Có mấy loại chày đầm tương ứng với đầm nén Proctor tiêu chuẩn và đầm nén Proctor cải tiến?
Có 02 loại chày đầm tương ứng với đầm nén Proctor tiêu chuẩn và đầm nén Proctor cải tiến được quy định tại tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12790:2020 về Đất, đá dăm dùng trong công trình giao thông - Đầm nén Proctor như sau:
- Đầm nén Proctor tiêu chuẩn: chày đầm hình trụ bằng kim loại có khối lượng (2,495 ± 0,009) kg, mặt đầm phẳng hình tròn đường kính (50,80 ± 0,25) mm.
+ Chày được lắp trong một ống kim loại để dẫn hướng và khống chế chiều cao rơi tự do của chày trên mặt vật liệu đầm nén là (305 ± 2) mm.
+ Ống dẫn hướng phải có đường kính trong đủ lớn để chày đầm không bị kẹt. Cách mỗi đầu ống dẫn hướng khoảng 20 mm có khoan bốn lỗ thông khí đường kính tối thiểu 10 mm cách đều nhau.
- Đầm nén Proctor cải tiến: chày đầm hình trụ bằng kim loại có khối lượng (4,536 ± 0,009) kg, mặt đầm phẳng hình tròn đường kính (50,80 ± 0,25) mm.
+ Chày được lắp trong một ống kim loại để dẫn hướng và khống chế chiều cao rơi tự do của chày trên mặt vật liệu đầm nén là (457 ± 2) mm.
+ Ống dẫn hướng phải có đường kính trong đủ lớn để chày đầm không bị kẹt. Cách mỗi đầu ống dẫn hướng khoảng 20 mm có khoan bốn lỗ thông khí đường kính tối thiểu 10 mm cách đều nhau.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầm nén Proctor có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng không?
- Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ gồm những ai? Hoạt động theo nguyên tắc gì?
- Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm 2024? Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ cuối năm ở đâu?
- Người tiêu dùng là người chưa thành niên không được giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng đúng không?