Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai như thế nào? Có được đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký không?

Chủ đầu tư thế chấp tài sản hình thành trong tương lai có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Trường hợp sau khi đăng ký biện pháp bảo đảm mà nhà ở chung cư hình thành xong thì có cần điều chỉnh biện pháp bảo đảm không?

Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản nào?

Căn cứ vào quy định tại Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

"Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
...
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch."

Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

+ Tài sản chưa hình thành

+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Tài sản hình thành trong tương lai có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu."

Như vậy, đối với tài sản thế chấp là căn hộ chung cư đang xây dựng là tài sản hình thành trong tương lai chủ đầu tư khi thực hiện thế chấp không bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ thực hiện khi có yêu cầu của các bên về việc đăng ký biện pháp bảo đảm.

Có được đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký không?

Căn cứ Điều 18, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 43 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định:

"Điều 18. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
...
Điều 26. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
...
Điều 43. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
b) Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."

Như vậy, khi chủ đầu tư đăng ký biện pháp bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là căn hộ chung cư thì khi căn hộ này hình thành thì phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm.

Thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bao gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi

- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp

- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp bảo đảm

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt

Biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp bảo đảm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể thế chấp sổ đỏ ở nhiều ngân hàng được không? Để thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản xác nhận việc đăng ký, thay đổi biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Mẫu quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm dành cho Thẩm phán mới nhất hiện nay trong tố tụng dân sự?
Pháp luật
Có phải đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Hiệu lực đối kháng là gì? Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Pháp luật
Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào