Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao?
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì?
>>> Xem thêm Ngày Quốc tế người hiến máu có phải là ngày 14/6 trong năm?
>>> Xem thêm Người lao động đi làm trong ngày Quốc tế người hiến máu có được nhận thêm 400% lương hay không?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về việc đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu như sau:
Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
Theo đó, người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
Như vậy, khi đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ sau:
+ Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an
+ Giấy phép lái xe
+ Thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
Cho nên, tùy theo đối tượng hiến máu đang làm công việc gì mà cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên để thực hiện đăng ký hiến máu tình nguyện.
* Lưu ý: Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu.
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe cho người hiến máu tình nguyện sẽ thực hiện ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về việc nội dung khám tuyển chọn người hiến máu tình nguyện như sau:
Bước 1. Thực hiện việc hỏi tiền sử, khám sức khoẻ và làm các xét nghiệm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. (Quy định về tiêu chuẩn người hiến máu).
Bước 2. Thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu.
Bước 3. Không bắt buộc thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg khi khám tuyển chọn đối với người đăng ký hiến máu nhắc lại đã có kết quả xét nghiệm HBsAg sàng lọc đơn vị máu lần hiến trước gần nhất không phản ứng hoặc có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính trong lần khám sức khỏe gần nhất trong thời gian 12 tháng tính đến ngày đăng ký hiến máu.
Bước 4. Trường hợp người có tiền sử nghi ngờ HBsAg dương tính muốn hiến máu, phải có kết quả âm tính trong hai lần xét nghiệm HBsAg liên tiếp cách nhau 06 tháng bằng kỹ thuật ELISA hoặc hóa phát quang và đồng thời thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu đối với người hiến máu tình nguyện phải đảm bảo một số nguyên tắc nào?
Theo Điều 9 Thông tư 26/2013/TT- BYT, việc lấy máu toàn phần, thành phần máu đối với người hiến máu tình nguyện phải đảm bảo một số nguyên tắc như sau:
- Trước khi lấy máu, thành phần máu phải kiểm tra, đối chiếu chủng loại, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn và thành phần chống đông của túi lấy máu (bao bì đựng máu).
- Túi lấy máu phải được gắn mã số theo quy định (nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu).
- Việc lấy máu phải bảo đảm vô trùng, an toàn cho người hiến máu.
- Thể tích máu lấy theo quy định (về tiêu chuẩn người hiến máu về sức khỏe) và phải phù hợp với lượng dung dịch chống đông có sẵn trong túi lấy máu.
- Bảo đảm truy nguyên được các thông tin liên quan đến đơn vị máu, thành phần máu: mã số, thể tích máu thực tế, thời điểm, thời gian, tên nhân viên lấy máu, thành phần máu.
- Trường hợp thể tích máu lấy ít hoặc nhiều hơn 10% so với quy định cho mỗi loại túi lấy máu hoặc có các bất thường khác trong quá trình lấy máu, nhân viên lấy máu phải ghi cảnh báo trên túi máu bằng bút mực bền màu hoặc dán nhãn riêng để xem xét và xử lý riêng.
Bên cạnh việc thực hiện các nguyên tắc lấy máu cũng như truyền máu còn thực hiện theo Điều 3 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
1. Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
3. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
5. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
6. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.
Như vậy, việc lấy máu toàn phần, thành phần máu đối với người hiến máu tình nguyện phải đảm bảo một số nguyên tắc đã nêu.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến máu tình nguyện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?