Đăng ký nhượng quyền thương mại ở đâu? Trường hợp nào không phải đăng ký nhượng quyền thương mại?
Thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan nào?
Nhượng quyền thương mại được giải thích tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Dẫn chiếu đến quy định về đăng ký nhượng quyền thương mại được đề cập tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 như sau:
Đăng ký nhượng quyền thương mại
1. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
Theo quy định này thì việc đăng ký nhượng quyền thương mại sẽ được đăng ký tại Bộ Thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Thương mại đã được đổi tên thành Bộ Công thương (Bộ Công thương được hình thành trên cơ sở hợp nhất giữa Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại theo Nghị quyết 01/2007/QH12).
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương)
Như vậy, việc đăng ký nhượng quyền thương mại sẽ được đăng ký tại Bộ Công thương.
Cụ thể Bộ Công thương sẽ thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký nhượng quyền thương mại ở đâu? Trường hợp nào không phải đăng ký nhượng quyền thương mại? (hình từ internet)
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại cần các văn bản xác nhận về thông tin gì?
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại cần các văn bản xác nhận về thông tin được quy định tại Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại cần các văn bản xác nhận về thông tin về:
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại còn gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp nào không phải đăng ký nhượng quyền thương mại theo quy định?
Tại Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền thương mại như sau:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Như vậy, các trường hợp sau không cần đăng ký nhượng quyền thương mại:
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Lưu ý: Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhượng quyền thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?