Đăng ký tổ hợp tác là gì? Việc cấp đăng ký tổ hợp tác theo quy trình dự phòng được áp dụng trong trường hợp nào?
Đăng ký tổ hợp tác là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Đăng ký tổ hợp tác là việc đăng ký nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của tổ hợp tác, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác, các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác và các nghiệp vụ có liên quan theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Đăng ký tổ hợp tác là việc đăng ký nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của tổ hợp tác, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác, các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác và các nghiệp vụ có liên quan theo quy định tại Nghị định này.
Đăng ký tổ hợp tác là gì? Việc cấp đăng ký tổ hợp tác theo quy trình dự phòng được áp dụng trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Việc cấp đăng ký tổ hợp tác theo quy trình dự phòng được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo Điều 20 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định về cấp đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng như sau:
Cấp đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng
1. Cấp đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng là việc cấp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã. Việc cấp đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
b) Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã hoặc Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế gặp sự cố kỹ thuật;
c) Các trường hợp bất khả kháng khác.
2. Căn cứ vào thời gian dự kiến khắc phục sự cố hoặc xây dựng, nâng cấp Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước về thời gian dự kiến để cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện việc cấp đăng ký theo quy trình dự phòng, trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấp đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy hoặc hình thức khác.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp hoặc khắc phục sự cố, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải cập nhật dữ liệu, thông tin đã cấp cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng vào Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã.
Như vậy, Việc cấp đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy trình dự phòng được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
- Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã hoặc Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế gặp sự cố kỹ thuật;
- Các trường hợp bất khả kháng khác.
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác như sau:
- Người đại diện tổ hợp tác, người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự kê khai hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ và các báo cáo.
- Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm và chịu trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình quy định tại Điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xảy ra trước và sau khi đăng ký.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị thực hiện các thủ tục đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trường hợp địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trực thuộc chi nhánh thì người ký văn bản đề nghị thực hiện các thủ tục đối với địa điểm kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người đứng đầu chi nhánh.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ hợp tác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?