Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn gì?
Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được xét tặng cho cá nhân đúng không?
Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-BNG như sau:
Các danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua Bộ Ngoại giao” và “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
2. Đối với tập thể: “Tập thể lao động Tiên tiến”, “Tập thể lao động Xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Ngoại giao” và “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Như vậy, theo quy định trên thì danh hiệu Lao động tiên tiến là một trong các danh hiệu thi đua xét tặng cho cá nhân trong ngành Ngoại giao.
Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn gì?
Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BNG như sau:
- Được xếp loại lao động “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên;
- Chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; tích cực tham gia các phong trào thi đua;
- Tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và của Bộ, hoàn thành chương trình học đúng hạn và đạt kết quả học tập từ loại Khá trở lên thì được bình xét đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Thời gian đi học ngắn hạn, nghỉ phép, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động được tính là thời gian công tác liên tục để bình xét danh hiệu thi đua.
- Đối với cá nhân luân chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét danh hiệu thi đua; trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của đơn vị cũ. Đối với cá nhân đang chờ phân công công tác, việc bình xét danh hiệu thi đua do cơ quan, đơn vị cũ thực hiện.
- Đối với cá nhân được điều động, biệt phái đến đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu thi đua do đơn vị điều động, biệt phái thực hiện và được đơn vị tiếp nhận xác nhận.
- Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Hàng năm, căn cứ thành tích toàn diện trên tất cả các mặt công tác và quyết định công nhận danh hiệu thi đua đối với tập thể, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, trình Bộ trưởng quyết định tỷ lệ tối đa cá nhân được công nhận đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của các đơn vị.
Danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao?
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua được quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 03/2018/TT-BNG như sau:
Thẩm quyền quyết định
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tặng :
a) “Cờ thi đua của Bộ Ngoại giao” cho các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị dẫn đầu Cụm thi đua các Sở Ngoại vụ địa phương;
b) Danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”, “Tập thể lao động Tiên tiến” cho các đơn vị thuộc Bộ.
c) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Bộ Ngoại giao” cho các cá nhân thuộc Bộ;
d) Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho các cá nhân công tác tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và tại các đơn vị trong nước thuộc Khối Văn phòng Bộ;
đ) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam”.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tặng hoặc ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác xét tặng các Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp biên giới, lãnh thổ quốc gia”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp công tác về người việt Nam ở nước ngoài” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp UNESCO Việt Nam”.
4. Thủ trưởng các đơn vị trong nước có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”, “Tập thể lao động Tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, Giấy khen cho tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo quy định nêu trên thì Thủ trưởng các đơn vị trong nước có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động tiên tiến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?