Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện 2022? Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng gồm những thành phần gì?
- Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Những hàng hóa nào thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải đảm bảo điều kiện nào?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải tiến hành ký quỹ với số tiền là 7 tỷ đồng.
Theo như quy định trên thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành ký quỹ là đảm bảo được điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng.
Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện 2022? Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng gồm những thành phần gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng gửi 01 bồ hồ sơ bao gồm các thành phần theo quy định nêu trên đến Bộ Công thương qua đường bưu điện hoặc trực tuyến để được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
…
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.
h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Như vậy, mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp được quy định như trên.
Những hàng hóa nào thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất?
Hiện nay, danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điệu kiện được thực hiện theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Xem toàn bộ danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện: Tại đây.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm nhập tái xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?