Danh mục nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia?
Nhiệm vụ hoàn thiện chính sách về phát triển cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những nhiệm vụ cần làm để hoàn thiện chính sách về phát triển cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư như sau:
- Ban hành Thông tư quy định về danh mục, sản phẩm được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 01/2022
- Ban hành Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để mở cơ chế cho phép cơ quan quản lý cung cấp dịch vụ dữ liệu dân cư cho cá nhân, tổ chức có tính phí, tạo nguồn thu để xây dựng, duy trì, quản trị và khai thác dữ liệu; bảo đảm minh bạch, an toàn và đúng pháp luật.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 03/2022
- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ quan chủ trì: Các bộ, ngành, địa phương
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 01/2022
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 05/2022
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định định danh và xác thực điện tử.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 05/2022
- Ban hành Thông tư hướng dẫn trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 09/2022
- Trình Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 theo hướng bổ sung quy định về quản lý, vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo trình tự, thủ tục rút gọn.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 12/2022
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện phát triển Chính phủ số trong thời gian tới.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2024
- Xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra cán bộ sử dụng dữ liệu công dân qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; qua việc kết nối, chia sẻ khai thác dữ liệu với các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, đảm bảo đúng mục đích, đúng yêu cầu, phòng chống lộ lọt dữ liệu.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2024
- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh điện tử của Bộ Công an trong khuôn khổ các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên
Theo đó, để hoàn thiện chính sách về phát triển cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư thì cần tiến hành thực hiện 12 nhiệm vụ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ như trên.
Danh mục nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia?
Những nhiệm vụ nào nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
Căn cứ vào Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những nhiệm vụ cần phải triển khai thực hiện để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Tổ chức tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế.
+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 01/2022
- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, các bộ ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 02/2022
- Triển khai, phát triển, nâng cấp hệ thống định danh và xác thực điện tử, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tại Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 03/2022
- Thực hiện kết nối, tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ định danh, xác thực, tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Tháng 03/2022
- Xây dựng và triển khai giải pháp hỗ trợ Bộ Tư pháp dùng chung hạ tầng của ngành Công an trong việc đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân tại cấp xã đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Các bộ, ngành, địa phương
+ Thời gian thực hiện: Tháng 6/2022
- Hoàn thành triển khai các dịch vụ công thiết yếu (tại Phụ lục I) bảo đảm thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương
+ Thời gian thực hiện: Tháng 6/2022
- Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu, cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.
+ Cơ quan chủ trì: Các bộ, ngành, địa phương
+ Thời gian thực hiện: Tại Bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022; cấp huyện từ ngày 01/12/2022; cấp xã từ ngày 01/6/2023
- Triển khai theo dõi, giám sát, đánh giá các chỉ tiêu kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ xác thực, định danh và giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 6/2022
- Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số (VNEID) trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, hoạt động ngân hàng, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Xây dựng và triển khai giải pháp hỗ trợ sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lưu trữ, quản lý các dữ liệu liên quan đến công dân trong trường hợp chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2022
- Triển khai cung cấp dịch vụ xác thực thông tin đối với các đương sự, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng... trên Cổng dịch vụ của Tòa án nhân dân để phục vụ triển khai tố tụng điện tử và xét xử trực tuyến.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2022
- Rà soát, tái cấu trúc quy trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2022
- Triển khai kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống quản lý án điện tử của Tòa án nhân dân xác minh định danh điện tử đối với thông tin liên quan đến đương sự, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng hoặc xác minh thông tin chứng cứ của vụ án phục vụ cho hoạt động của Tòa án điện tử.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao
+ Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, địa phương liên quan
+ Thời gian thực hiện: Năm 2023
Thực hiện những nhiệm vụ nào để phục vụ phát triển công dân số?
Căn cứ vào Mục IV Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những nhiệm vụ để thực hiện phát triển công dân số như sau:
- Bắt đầu cung cấp định danh, tài khoản định danh điện tử cho công dân sử dụng các dịch vụ, tiện ích số do Chính phủ, bộ, ngành xác thực và đảm bảo.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022
- Xây dựng, nâng cấp, mở rộng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin của các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Đề án.
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
+ Thời gian thực hiện: Tháng 6/2022
Như vậy, Bộ Công an cần phải chủ trì thực hiện 02 nhiệm vụ nêu trên để phát triển công dân số mà không cần phối hợp với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Trên đây là một số nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
Xem toàn bộ Danh mục nhiệm vụ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Tại đây.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dữ liệu dân cư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?