Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập và nhằm mục đích gì?
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền được quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
10. Danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
11. Lực lượng đặc nhiệm tài chính là tổ chức liên chính phủ, ban hành các chuẩn mực, thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả các biện pháp pháp lý, quản lý và hành động nhằm chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những hiểm họa có liên quan khác đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống tài chính toàn cầu.
...
Theo quy định trên thì danh sách cảnh báo là danh sách tổ chức, cá nhân và sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập nhằm cảnh báo về tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền.
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền? (hình từ internet)
Giao dịch được thực hiện theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo là dấu hiệu rửa tiền đúng không?
Dấu hiệu đáng ngờ cơ bản trong phòng chống rửa tiền được quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản
1. Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.
2. Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.
4. Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.
5. Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
6. Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.
7. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.
8. Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo là một trong những dấu hiệu rửa tiền.
Bộ Tài chính có trách nhiệm như thế nào trong phòng chống rửa tiền?
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong phòng chống rửa tiền được quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong phòng chống rửa tiền, Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này,
+ Trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;
+ Thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?