Danh sách Hòa giải viên tại Tòa án được bổ nhiệm có được công bố công khai không? Nếu có thì công bố ở đâu?
Danh sách Hòa giải viên tại Tòa án được bổ nhiệm có được công bố công khai không? Nếu có thì công bố ở đâu?
Việc có công bố công khai danh sách Hòa giải viên tại Tòa án được bổ nhiệm không, theo quy định tại Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm;
b) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này;
đ) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
3. Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên lựa chọn người có đủ điều kiện đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên, trường hợp từ chối bổ nhiệm thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
6. Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ công bố danh sách Hòa giải viên trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm.
Danh sách này sẽ được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời gửi Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
Hòa giải viên tại Tòa án (Hình từ Internet)
Hòa giải viên tại Tòa án phải từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, Hòa giải viên tại Tòa án phải từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại ki thuộc một trong những trường hợp sau:
- Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Các bên thay đổi Hòa giải viên đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác.
- Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
- Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của Luật này.
Hòa giải viên tại Tòa án được từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại khi nào?
Trường hợp Hòa giải viên tại Tòa án được từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hòa giải viên tại Tòa án được quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?