Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu thế nào theo quy định?
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu gì?
- Phải đảm bảo nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ra sao?
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu gì?
Theo Điều 2 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định như sau:
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC, VC chuyên nghiệp, có đủ năng lực, phẩm chất để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của NHNN trong từng thời kỳ.
Căn cứ quy định trên thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực, phẩm chất để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Phải đảm bảo nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị và của Ngân hàng Nhà nước;
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch sử dụng nhân lực trong đơn vị, phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nhà nước;
- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức;
- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ra sao?
Theo Điều 24 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2613/QĐ-NHNN năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC NHNN trình Thống đốc phê duyệt và phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
2. Lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn Ngân sách Nhà nước gửi Vụ Tài chính - Kế toán; phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của NHNN để trình Thống đốc phê duyệt.
3. Phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng và các đơn vị liên quan biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng. Làm đầu mối triển khai công tác thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng; trình Thống đốc ban hành, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
4. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc NHNN.
5. Trình Thống đốc tiếp nhận và bố trí công tác sau khi CB, CC, VC hoàn thành khóa đào tạo ở nước ngoài.
6. Cử hoặc trình Thống đốc quyết định cử CB, CC, VC dự tuyển, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
7. Định kỳ tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tháng 12 (đối với báo cáo năm) báo cáo Thống đốc kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC.
Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc phê duyệt và phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
- Lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn Ngân sách Nhà nước gửi Vụ Tài chính - Kế toán; phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán xác định hạn mức kinh phí hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí khoán của Ngân hàng Nhà nước để trình Thống đốc phê duyệt.
- Phối hợp với Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng và các đơn vị liên quan biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
Làm đầu mối triển khai công tác thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng; trình Thống đốc ban hành, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng.
- Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Ngân hàng Nhà nước.
- Trình Thống đốc tiếp nhận và bố trí công tác sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành khóa đào tạo ở nước ngoài.
- Cử hoặc trình Thống đốc quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức dự tuyển, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
- Định kỳ tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tháng 12 (đối với báo cáo năm) báo cáo Thống đốc kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?