Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp? Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp năm 2024? Nông nghiệp có phải là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số hay không? Việc ưu tiên Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp năm 2024?

Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp diễn ra từ ngày 10/10/2024 đến ngày 15/10/2024.

Dưới đây là đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp năm 2024:

Câu 1: Ngày Chuyển đổi số Quốc gia được kỷ niệm vào ngày nào?

a) 19/8

b) 18/5

c) 10/10

Câu 2: Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

a) Sử dụng máy móc thay thế con người

b) Áp dụng công nghệ số vào sản xuất và quản lý nông nghiệp

c) Chuyển đổi cây trồng theo mùa

Câu 3: Lợi ích chính của chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì?

a) Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất

b) Giảm số lượng nông dân

c) Tăng giá thành sản phẩm

Câu 4: Công nghệ nào sau đây KHÔNG thuộc về chuyển đổi số trong nông nghiệp?

a) Cảm biến IoT

b) Trí tuệ nhân tạo (AI)

c) Máy cày truyền thống

Câu 5: Vai trò của dữ liệu lớn (Big Data) trong nông nghiệp số là gì?

a) Tăng chi phí sản xuất

b Giảm năng suất cây trồng

c) Phân tích và dự đoán xu hướng sản xuất và tiêu thụ

Câu 6: Chuyển đổi số giúp nông dân trong việc gì?

a) Tăng chi phí sản xuất

b) Ra quyết định chính xác hơn dựa trên dữ liệu

c) Giảm sản lượng cây trồng

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây là một ví dụ về chuyển đổi số trong bảo vệ thực vật?

a) Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

b) Phun thuốc bằng tay

c) Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh cây trồng

Câu 8: Ứng dụng của công nghệ nhận dạng hình ảnh AI trong kiểm dịch thực vật là gì?

a) Tự động hóa việc thực hiện xử lý sinh vật gây hại trên đồng ruộng

b) Nhận diện và phân loại côn trùng gây hại tại các cửa khẩu

c) Đếm số lượng cây trồng và sinh vật gây hại trong một khu vực

Câu 9: Blockchain có thể được áp dụng trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật như thế nào?

a) Tăng tốc độ xử lý thủ tục hải quan

b) Thay thế hoàn toàn quy trình kiểm tra thực tế

c) Lưu trữ và chia sẻ an toàn thông tin về chứng nhận kiểm dịch

Câu 10: Chuyển đổi số có thể giúp giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách nào?

a) Tối ưu hóa việc sử dụng nước và phân bón

b) Tăng sử dụng phân bón hóa học

c) Mở rộng diện tích canh tác

Câu 11: Khái niệm "Nông nghiệp chính xác" liên quan đến điều gì trong chuyển đổi số?

a) Sử dụng lao động có kỹ năng cao

b) Áp dụng công nghệ để quản lý chính xác đất đai và cây trồng

c) Tăng diện tích canh tác

Câu 12: Chuyển đổi số có thể giúp gì trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm?

a) Làm phức tạp quá trình vận chuyển

b) Tăng tính minh bạch và độ tin cậy của sản phẩm

c) Giảm chất lượng sản phẩm

Câu 13: Hệ thống cảnh báo sớm dịch hại thông minh dựa trên công nghệ số thường sử dụng dữ liệu nào sau đây?

a) Dữ liệu thời tiết, hình ảnh vệ tinh và thông tin lịch sử dịch hại

b) Thu thập dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm

c) Dữ liệu từ bẫy côn trùng điện tử

Câu 14: Vai trò của drones (máy bay không người lái) trong bảo vệ thực vật là gì?

a) Thay thế hoàn toàn công việc của người nông dân

b) Chụp ảnh cho nông trại

c) Khảo sát, giám sát sâu bệnh và phun thuốc chính xác

Câu 15: Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) trong quản lý dịch hại cây trồng có tác dụng chính là gì?

a) Phân tích không gian và dự đoán sự lan truyền của dịch hại

b) Phục vụ vẽ bản đồ nhanh

c) Thay thế hoàn toàn việc khảo sát thực địa

Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp? Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp năm 2024? (Hình từ Internet)

Nông nghiệp có phải là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số hay không?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 có quy định như sau:

III. QUAN ĐIỂM
...
2. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

Như vậy, nông nghiệp là một trong các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số.

Theo đó, các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

Việc ưu tiên Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục VIII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" thì việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện như sau:

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

- Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.

Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

- Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ, ...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

- Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Nguyễn Thị Hậu

Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi Tìm hiểu về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp Cuộc thi trực tuyến
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Tuần 4 thi trực tuyến sách quốc gia đáp án?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trên Internet cho học sinh trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương? Cách thức tham gia?
Pháp luật
Đáp án ngày 5 cuộc thi trực tuyến https tracnghiem chilang langson gov vn - Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng?
Pháp luật
Đáp án ngày 4 tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 - ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2: Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào