Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng?
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng?
>> Xem thêm: conganbacgiang gov vn hướng dẫn đăng ký thi
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng như sau:
Câu 1: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đơn vị nào chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và công chức, viên chức, người lao động tham gia bảo vệ an ninh mạng?
A) Bộ Tài chính.
B) Bộ Công an.
C) Bộ Ngoại Giao.
D) Bộ Công thương.
Câu 2: Khi xảy ra tấn công mạng, lực lượng nào có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan theo Luật An ninh mạng năm 2018?
A) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
B) Lực lượng Quản lý thị trường.
C) Bộ Ngoại giao.
D) Ngân hàng Nhà nước.
Câu 3: Trách nhiệm của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam theo Luật An ninh mạng năm 2018 là gì?
A) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số.
B) Chủ động đấu tranh, xử lý tội phạm mạng.
C) Cung cấp thông tin người dùng cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
D) Công khai thông tin, tài khoản của người dùng.
Câu 4: Chọn đáp án đúng điền vào dấu ba chấm: “... có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương”?
A) Bộ Giao thông vận tải.
B) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C) Tổ trưởng tổ dân phố.
D) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Câu 4: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, đáp án nào dưới đây đúng khi nói về việc bố trí lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng?
A) Được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
B) Được bố trí trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông.
C) Được bố trí trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
D) Được bố trí tại tổ dân phố.
Câu 6: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng, nội dung nào sau đây là đúng?
A) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và công chức, viên chức, người lao động tham gia bảo vệ an ninh mạng. Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
B) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho học sinh, sinh viên.
C) Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước.
D) Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho tất cả các cơ quan, ban, ngành.
Câu 7: Anh A mua lại thông tin về 25 tài khoản ngân hàng của người khác. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi của anh A phạm tội nào?
A) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
B) Tội sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
C) Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính.
D) Tội mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
Câu 8: Hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập để xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác và lấy cắp dữ liệu thì phạm tội nào theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?
A) Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
B) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
C) Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
D) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây phạm tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017?
A) Sử dụng thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản.
B) Sử dụng phần mềm không có bản quyền.
C) Sử dụng ổ cứng không rõ nguồn gốc.
D) Sử dụng máy tính nhập lậu.
Câu 10: Dấu hiệu nhận biết tin giả trên không gian mạng?
A) Tin do cơ quan nhà nước ban hành qua văn bản.
B) Tiêu đề giật gân, nguồn tin không rõ ràng hoặc từ các trang thông tin không đáng tin cậy.
C) Tin đăng trên báo Nhân dân.
D) Thông tin có nguồn gốc rõ ràng từ nguồn đáng tin cậy.
Câu 11: Để không đăng tải, chia sẻ thông tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng thì cần ghi nhớ và thực hiện điều gì sau đây?
A) Tin tưởng vào mọi thông tin trên mạng.
B) Luôn kiểm chứng tính xác thực của thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
C) Chia sẻ nhanh chóng để không bị lạc hậu.
D) Chỉ đọc tiêu đề mà bỏ qua nội dung rồi chia sẻ.
Câu 12: Nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?
A) Các trang web chính thống của cơ quan Nhà nước.
B) Thông tin từ người lạ trên mạng.
C) Bài viết trên blog cá nhân không rõ danh tính.
D) Tin quảng cáo của tài khoản mạng xã hội không xác thực.
Câu 13: Tình huống: Tài khoản ngân hàng của bạn thông báo số dư tăng lên, sau đó có người liên hệ đến giới thiệu là nhân viên ngân hàng thông báo số tiền tăng lên trong tài khoản của bạn là do một người khác chuyển nhầm đồng thời yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và mã OTP để hoàn trả số tiền trên. Bạn làm gì trong tình huống này để không bị lừa đảo?
A) Đây là thủ đoạn lừa đảo giả danh ngân hàng nên không làm theo.
B) Đến chi nhánh ngân hàng để làm việc trực tiếp.
C) Liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn.
D) Cả 03 đáp án trên.
Câu 14: Cách bảo mật tài khoản Facebook là?
A) Tuyệt đối không ấn vào các link lạ, đặc biệt là các link nhờ bình chọn, các link khi bị gắn thẻ.
B) Đặt mật khẩu phức tạp (mật khẩu trên 8 ký tự, chứa cả chữ và số, cả chữ hoa và chữ thường và bao gồm cả các ký tự đặc biệt).
C) Đặt chế độ xác thực, bảo mật 2 lớp (để đăng nhập Facebook yêu cầu nhập mã xác thực được gửi về điện thoại hoặc email cá nhân).
D) Cả 03 đáp án trên.
Câu 15: Đáp án nào sau đây sai khi nói về biện pháp phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng?
A) Cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin về tài khoản ngân hàng cho bất kỳ người nào gọi điện hoặc nhắn tin đến.
B) Thực hiện yêu cầu chuyển tiền theo yêu cầu của bất kỳ ai quen trên mạng xã hội.
C) Cung cấp mã OTP cho người không quen biết.
D) Cả 03 đáp án trên.
Câu 16: Biện pháp phòng ngừa để không bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua việc quét mã QR là gì?
A) Không đăng nhập vào ứng dụng hay dịch vụ mà bạn không biết rõ thông qua mã QR.
B) Không quét mã QR từ các tin nhắn thông báo nhận thưởng bất thường.
C) Không quét mã QR ngẫu nhiên từ các nguồn không rõ ràng.
D) Cả 03 đáp án trên.
Câu 17: Khi có người gọi điện thông báo bạn đang có khoản tiền nợ ngân hàng đến ngày thanh toán nhưng thực tế bạn không có khoản vay nào. Đối tượng cung cấp các thông tin cá nhân của người vay tiền hoàn toàn trùng khớp với thông tin cá nhân của bạn, sau đó yêu cầu chuyển tiền thanh toán khoản vay đó. Bạn làm theo phương án nào sau đây để không bị lừa đảo?
A) Không thực hiện theo yêu cầu của đối tượng trực tiếp đến ngân hàng mà đối tượng thông báo bạn có khoản vay ở đó để xác thực thông tin.
B) Kiểm tra lại thông tin tài khoản ngân hàng; tăng cường bảo mật thông tin các tài khoản cá nhân.
C) Đến cơ quan Công an nơi gần nhất trình báo để được hướng dẫn xử lý.
D) Cả 03 đáp án trên.
Câu 18: Việc làm nào không an toàn khi bạn thay đổi số điện thoại cá nhân?
A) Cần cập nhật thông tin và chế độ bảo mật 2 lớp các tài khoản mạng xã hội theo số điện thoại mới.
B) Cập nhật số điện thoại đăng nhập tài khoản Zalo theo số điện thoại mới.
C) Mật khẩu các tài khoản mạng xã hội đặt theo số điện thoại cũ.
D) Thông báo với bạn bè trong danh bạ điện thoại của bạn đã đổi sang số điện thoại mới.
Câu 19: Khi nhận được tin nhắn có nội dung: “Xin chào, tôi là trưởng phòng nhân sự của Cty SBBS hiện Cty đang tuyển dụng nhân viên bán thời gian. Tiền lương được trả hàng ngày. Bạn có thể làm việc tại nhà và thu nhập từ 15tr đến 30tr một tháng bình quân 500k-1tr/ngày. Công việc đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Để ứng tuyển, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Zalo: zalo.me/84922456253”. Theo bạn đáp án nào dưới đây đúng?
A) Đây là tin tuyển dụng bình thường và bạn có thể đăng ký ứng tuyển.
B) Đây là một cơ hội tốt để có công việc làm thêm với thu nhập cao.
C) Đây là thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
D) Đây là tin nhắn tuyển dụng của nhà mạng Viettel.
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng mang tính chất tham khảo.
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng tỉnh Bắc Giang 2024 ứng xử và phòng tránh thông tin giả trên không gian mạng? (Hình từ Internet)
Link cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng ứng xử tỉnh Bắc Giang 2024?
Theo Kế hoạch 131/KH-TBATANM năm 2024 TẢI VỀ về Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng tỉnh Bắc Giang có nêu rõ:
Tên gọi Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng”.
Nội dung thi:
- Luật An ninh mạng 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nhận diện thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và các biện pháp phòng tránh.
Hình thức thi Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an tỉnh.
Người dự thi truy cập vào Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an tỉnh (địa chỉ truy cập: http://conganbacgiang.gov.vn/)
=> vào mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng”
=> làm theo hướng dẫn và gửi bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi.
Như vậy, Link cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng tỉnh Bắc Giang 2024 là địa chỉ http://conganbacgiang.gov.vn/
Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Luật An ninh mạng 2018 quy định về chính sách của Nhà nước về an ninh mạng như sau:
- Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
- Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?