Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên mới nhất?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên năm 2024 mới nhất? Có thể giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giai thông bằng hình thức hướng dẫn tìm hiểu pháp luật không?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên mới nhất?

Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên năm 2024 diễn ra từ 08h00 ngày 20/9/2024 đến 08h00 ngày 30/9/2024

Địa chỉ của Cuộc thi: https://congan.phuyen.gov.vn/cuocthiplttatgt2024/public/

Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên năm 2024:

Câu 1: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được ban hành ngày, tháng năm nào? Có hiệu lực thi hành từ khi nào?

Đáp án: Được ban hành ngày 27/06/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Câu 2: Luật Giao thông đường bộ hiện nay (Luật số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14) hết hiệu lực khi nào?

Đáp án: Luật Giao thông đường bộ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2025).

Câu 3: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe gắn máy là bao nhiêu?

Đáp án: 40 km/h

Câu 4: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định xe gắn máy là gì?

Đáp án: Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy.

Câu 5: Khái niệm văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?

Đáp án: Cả A và B

Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông;

Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông.

Câu 6: Quy tắc chung khi tham gia giao thông được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

Đáp án: Cả A và B

- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Câu 7: Biển báo này có ý nghĩa gì?

Biển báo này có ý nghĩa gì?

Đáp án: Giao nhau với đường ưu tiên

Câu 8: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm "không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông" thì bị xử phạt như thế nào?

Đáp án: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng.

Câu 9: Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, khái niệm "Dừng xe" được hiểu như thế nào?

Đáp án: Cả A và C

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác.

Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.

Câu 10: Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện như thế nào?

Đáp án: Cả A và C

Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.

Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.

Điều 11: Biển báo nào báo hiệu đường hai chiều?

Biển báo nào báo hiệu đường hai chiều?

Đáp án: Biển 1

Câu 12: Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì mức xử phạt tiền như thế nào?

Đáp án: Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.

Câu 13: Biển báo nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn?

Biển báo nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn?

Đáp án: Biển A

Câu 14: Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu bia?

Đáp án: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia.

Câu 15: Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, “Làn đường” là gì?

Đáp án: Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.

Câu 16: Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xe cơ giới bao gồm:

Đáp án: Xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự.

Câu 17: Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, người bao nhiêu tuổi không được uống rượu, bia?

Đáp án: Người chưa đủ 18 tuổi.

Câu 18: Theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải chấp hành như thế nào khi qua đường ngang, cầu chung với đường sắt?

Đáp án: Cả A, B và C

- Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.

- Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.

- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.

Câu 19: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm "Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định" thì bị phạt như thế nào?

Đáp án: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Câu 20: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào?

Đáp án: Cả A và B

- Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

- Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên mới nhất?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tỉnh Phú Yên mới nhất? (Hình từ Internet)

Có thể giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giai thông bằng hình thức hướng dẫn tìm hiểu pháp luật không?

Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia được quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:

Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.
4. Chiến dịch truyền thông.
5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Theo đó, có thể thực hiện việc giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao hông bằng hình thức tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật và các hình thức khác được quy định ở trên.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ?

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

(1) Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

(2) Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

(3) Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

(4) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(5) Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

(6) Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Nguyễn Thị Hậu

Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông Cuộc thi trực tuyến
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Tuần 4 thi trực tuyến sách quốc gia đáp án?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trên Internet cho học sinh trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương? Cách thức tham gia?
Pháp luật
Đáp án ngày 5 cuộc thi trực tuyến https tracnghiem chilang langson gov vn - Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng?
Pháp luật
Đáp án ngày 4 tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 - ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2: Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào