Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương mới nhất?

Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024 mới nhất? Quy định về phát hiện vi phạm giao thông thông qua ứng dụng công nghệ hệ thống giám sát?

Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024?

Tham gia Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024 bằng cách truy cập đường LINK: https://myaloha.vn/cuoc-thi/cuoc-thi-ung-dung-cong-nghe-trong-cong-tac-dam-bao-an-toan-giao-thong-tinh-binh-duong-nam-2024-90219

Có thể tham khảo Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024 sau đây:

Câu 1: Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải xử lý như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Đáp án: Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên từ bất kỳ hướng nào tới.

Câu 2: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu thế nào là đúng?

Đáp án: Phương tiện giao thông thô sơ không có xe máy chuyên dùng; xe ô tô.

Câu 3: Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?

Đáp án: Nhường đường cho người đi bộ đang đứng chờ đi qua phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ngược chiều, đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe đi từ bên trái đến.

Câu 4: Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt khi có báo hiệu dừng nào dưới đây?

Đáp án: Tất cả các ý trên.

Câu 5: Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?

Đáp án: Đèn chiếu gần (Đèn cốt)

Câu 6: Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?

Đáp án: Cả ý 1 và ý 2

Câu 7: Khi quay đầu xe, người lái xe cần phải quan sát và thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn giao thông?

Đáp án: Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu; lựa chọn quỹ đạo quay đầu xe cho thích hợp; quay đầu xe với tốc độ thấp; thường xuyên báo tín hiệu để người, các phương tiện xung quanh được biết; nếu quay đầu xe ở nơi nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn.

Câu 8: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?

Đáp án: 5 mét

Câu 9: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến 35 km/h thì bị xử lý như thế nào ?

Đáp án: Cả ý 1 và ý 3.

- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Câu 10: Người đi bộ thực hiện các hành vi vi phạm sau: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn thì xử phạt như thế nào?

Đáp án: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng

Câu 11: Hành khách không chấp hành hướng dẫn của nhân viên phục vụ lái xe về ATGT bị phạt bao nhiêu?

Đáp án: Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng

Câu 12: Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?

Đáp án: Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Câu 13: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường xe ô tô phải đi bên trái đúng không?

Đáp án: Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Câu 14: Tác dụng của mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là gì?

Đáp án: Để giảm thiểu chấn thương vùng đầu

Câu 15: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

Đáp án: Xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3

Câu 16: “Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?

Đáp án: Dải phân cách gồm cố định và di động.

Câu 17: Hành vi dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ bị xử phạt thế nào?

Đáp án: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.

Câu 18: Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường đôi có dải phân cách giữa, xe mô tô hai bánh, ô tô chở người đến 30 chỗ tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

Đáp án: 60 km/h.

Câu 19: Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đoạn đường nào dưới đây?

Đáp án: Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư.

Câu 20: Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu màu vàng, người điều khiển giao thông phải chấp hành như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Đáp án: Cả ý 1 và ý 2.

- Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

- Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Câu 21: Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

Đáp án: Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

Câu 22: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến 35 km/h thì bị xử lý như thế nào ?

Đáp án: Cả ý 1 và ý 3.

- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Câu 23: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị xử lý như thế nào ?

Đáp án: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 24: Hành vi xả nước thải xây dựng từ công trình xây dựng ra đường phố thì bị xử lý như thế nào ?

Đáp án: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức. Buộc cá nhân, tổ chức phải thu dọn chất phế thải.

Câu 25: Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?

Đáp án: Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.

Câu 26: Hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu bị phạt bao nhiêu tiền?

Đáp án: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu.

Câu 27: Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?

Đáp án: Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 28: Khi gặp xe buýt đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?

Đáp án: Giảm tốc độ đến mức an toàn có thể và quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt.

Câu 29: Bạn đang lái xe trên đường hẹp, xuống dốc và gặp một xe đang đi lên dốc, bạn cần làm gì?

Đáp án: Nhường đường cho xe lên dốc.

Câu 30: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?

Đáp án: Xe mô tô hai bánh không được bi vào phần đường dành cho người đi bộ.

Lưu ý: Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Bình Dương năm 2024? (Hình từ Internet)

Kiểm tra giấy phép lái xe qua VNeID có giá trị như giấy tờ trực tiếp hay không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA quy định về việc kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, như sau:

Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, bao gồm:

- Giấy phép lái xe;

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe);

- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ);

Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu;

Việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Như vậy, theo quy định mới, từ 01/7/2024, khi giấy phép lái xe đã được tích hợp cập nhật trong VNeID thì việc kiểm tra giấy phép lái xe qua VNeID có giá trị như giấy tờ trực tiếp.

Quy định về phát hiện vi phạm giao thông thông qua ứng dụng công nghệ hệ thống giám sát?

Theo Điều 19 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

- Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông.

- Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ.

- Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau:

+ Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;

+ Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông

Phạm Thị Thục Quyên

Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông
Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi Ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông Cuộc thi trực tuyến
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Tuần 4 thi trực tuyến sách quốc gia đáp án?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trên Internet cho học sinh trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương? Cách thức tham gia?
Pháp luật
Đáp án ngày 5 cuộc thi trực tuyến https tracnghiem chilang langson gov vn - Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng?
Pháp luật
Đáp án ngày 4 tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 - ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2: Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Pháp luật
Đáp án tuần 2 ngày 3 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào