Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
- Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
- Đường link tham dự Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
- Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện như thế nào?
Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Tham khảo Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn 2024 dưới đây:
Câu hỏi 1: Theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì người được dự kiến bổ nhiệm mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì bị xử lý như thế nào?
A. Kỷ luật từ hình thức Khiển trách trở lên căn cứ theo tính chất và mức độ.
B. Tất cả các đáp án.
C. Đưa ra khỏi các chức danh đã được quy hoạch.
D. Không được bổ nhiệm vào chức vụ đã dự kiến.
Câu hỏi 2: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định có bao nhiêu nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai?
A. 13 nội dung.
B. 10 nội dung.
C. 11 nội dung.
D. 12 nội dung.
Câu hỏi 3: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?
A. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
B. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
C. Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
D. Bị phạt tù từ 05 đến 10 năm.
Câu hỏi 4: Trong bài viết về “Bệnh sợ trách nhiệm”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu nguồn gốc chủ yếu của bệnh sợ trách nhiệm là?
A. Thiếu tính chiến đấu.
B. Thiếu dũng khí cách mạng.
C. Ngại va chạm.
D. Chủ nghĩa cá nhân.
Câu hỏi 5: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, trường hợp nào sau đây Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm?
A. Tất cả các đáp án.
B. Liên quan đến nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
C. Các vụ án, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương xét thấy cần thiết trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
D. Liên quan đến cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ, chức danh tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng và tương đương.
Câu hỏi 6: Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, người tự ý sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như thế nào?
A. Kỷ luật bằng hình thức khiển trách; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định và bồi thường nếu gây thiệt hại.
B. Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định và bồi thường nếu gây thiệt hại.
C. Kỷ luật bằng hình thức cách chức; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định.
D. Kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; phải hoàn trả phần giá trị đã sử dụng trái quy định và bồi thường nếu gây thiệt hại.
Câu hỏi 7: Theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được công khai bao gồm những bản kê khai nào?
A. Chỉ cần bản kê khai lần đầu.
B. Bản kê khai lần đầu, bản kê khai phục vụ việc bổ nhiệm và bản kê khai hằng năm hoặc bản kê khai bổ sung liền trước đó.
C. Chỉ cần bản kê khai phục vụ việc bổ nhiệm.
D. Chỉ cần bản kê khai hằng năm.
Câu hỏi 8: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân?
A. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
B. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
C. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
D. Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Câu hỏi 9: Theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, giải thích “Tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ” là:
A. Là tập thể có thẩm quyền theo dõi công tác cán bộ.
B. Là những cá nhân tham mưu, giúp việc về công tác cán bộ.
C. Là phòng ban tham mưu công tác cán bộ.
D. Là cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, quyết định công tác cán bộ theo phân cấp và cơ quan tham mưu, chuyên môn giúp việc về công tác cán bộ.
Câu hỏi 10: Theo Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Ủy ban kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, đảng viên không được:
A. Không làm chủ được hành vi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông hoặc có hành vi thiếu văn hóa.
B. Uống rượu, bia trong sinh hoạt hàng ngày tới mức bê tha, mất tư cách.
C. Tất cả các đáp án.
D. Uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc.
Câu hỏi 11: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo.
B. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
C. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng không được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo.
D. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được tuyên dương.
Câu hỏi 12: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống tham nhũng?
A. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
B. Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
C. Phản ánh khách quan, trung thực về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.
D. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Câu hỏi 13: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định có bao nhiêu hình thức để Nhân dân tham gia ý kiến?
A. 09 hình thức.
B. 07 hình thức.
C. 10 hình thức.
D. 08 hình thức.
Câu hỏi 14: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy định có bao nhiêu nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?
A. 08 nội dung.
B. 10 nội dung.
C. 07 nội dung.
D. 09 nội dung.
Câu hỏi 15: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, hãy chọn đáp án đúng:
A. Tổ chức có quyền tố cáo về hành vi sai phạm.
B. Tất cả các đáp án.
C. Cá nhân được quyền yêu cầu giải trình về hành vi tham nhũng.
D. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 16: Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào?
A. 11/5/2023.
B. 11/6/2023.
C. 11/7/2023.
D. 11/8/2023.
Câu hỏi 17: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định như thế nào?
A. Luật này quy định về quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ trong thi hành công vụ.
B. Luật này quy định về công tác tổ chức cán bộ.
C. Luật này quy định về cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ công vụ.
D. Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.
Câu hỏi 18: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, đâu không phải là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý?
A. Cảnh cáo.
B. Khiển trách.
C. Hạ bậc lương.
D. Buộc thôi việc.
Câu hỏi 19: Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị, đã quy định: Tổ chức, cá nhân lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán, gồm những cơ quan, tổ chức nào?
A. Là các tổ chức đoàn thể cơ quan.
B. Là Ban thanh tra nhân dân của cơ quan.
C. Là cấp ủy, tổ chức đảng; cơ quan và lãnh đạo các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán; lãnh đạo cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành; cán bộ, đảng viên được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
D. Là Ủy ban kiểm tra các cấp.
Câu hỏi 20: Theo Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, thì đối tượng kiểm soát là?
A. Tất cả các đáp án.
B. Cá nhân có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.
C. Tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, bị thi hành kỷ luật đảng.
D. Tổ chức (gồm cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.
*Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 3 - ngày 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn? (Hình từ Internet)
Đường link tham dự Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 2 Mục III Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về cụ thể như sau:
- Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến, cá nhân tham dự Cuộc thi sử dụng thiết bị cá nhân kết nối internet để đăng ký tài khoản và trả lời trực tiếp các câu hỏi tại địa chỉ:
- Https://timhieuchinhsachphapluat.langson.gov.vn;
- Trang Thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lạng Sơn https://pbgdpl.langson.gov.vn và;
- Banner Cuộc thi trên trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Lưu ý:
- Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn có 04 tuần thi, mỗi tuần thi có tổng số 50 câu hỏi; mỗi lượt dự thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi được hệ thống phần mềm lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số câu hỏi nêu trên và 01 câu hỏi phụ dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi trong mỗi tuần thi. Mỗi câu hỏi có 04 phương án trả lời và chỉ có duy nhất một phương án đúng, thời gian làm bài trong 20 phút.
- Mỗi thí sinh được dự thi tối đa 01 lượt/ngày; kết quả của tuần thi được tính cho lượt dự thi có kết quả tốt nhất; dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi đúng nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi (chọn số dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất); thời gian thi nhanh nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi.
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện như thế nào?
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi trực tuyến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?