Đất nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa?
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 giải thích từ ngữ "đánh giá tác động môi trường" như sau:
"7. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường."
Đánh giá tác động môi trường (Hình từ Internet)
Đất nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
4. Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. […]”
Theo đó, đất trồng lúa là bao gồm cả 3 loại đất trồng lúa mà bạn đã đề cập: đất trồng lúa 2 vụ, đất trồng lúa 1 vụ, đất trồng lúa nương.
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
"1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”
Tại Phụ lục III và Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể về danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và danh mục các dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Trong đó, tại khoản 6 Mục II Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP có nội dung : “Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa”, ở quy định này là về đất trồng lúa nói chung.
Do vậy, nếu dự án của bạn có yêu cầu về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ, đất trồng lúc 1 vụ, đất trồng lúa nương thì vẫn thuộc quy định của khoản 6 Mục II Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP để tiến hành đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án.
Tuy nhiên chỉ trừ trường hợp dự án này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
"1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này."
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường còn được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Như vậy khi thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải đảm bảo các nội dung được yêu cầu như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá tác động môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?