Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt Đất tín ngưỡng với Đất tôn giáo theo quy định của Luật Đất đai mới nhất?
Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt Đất tín ngưỡng với Đất tôn giáo theo quy định của Luật Đất đai mới nhất?
Đất tín ngưỡng được định nghĩa tại Điều 212 Luật Đất đai 2024 là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật Đất đai 2024; các công trình tín ngưỡng khác.
Phân biệt Đất tín ngưỡng với Đất tôn giáo theo quy định của Luật Đất đai 2024:
Điểm giống nhau:
(1) Đều thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024)
(2) Đất tín ngưỡng và Đất tôn giáo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 171 Luật Đất đai 2024 đều là đất sử dụng ổn định lâu dài.
(3) Được sử dụng kết hợp đa mục đích (điểm e khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024), cụ thể:
Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng (khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai 2024)
Điểm khác nhau:
Đất tín ngưỡng | Đất tôn giáo | |
Định nghĩa | Đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật Đất đai 2024; các công trình tín ngưỡng khác. (Điều 212 Luật Đất đai 2024) | Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác. (Điều 213 Luật Đất đai 2024) |
Chế độ sử dụng đất | Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 212 Luật Đất đai 2024) | - Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh. - Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ. (Điều 213 Luật Đất đai 2024) |
Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt Đất tín ngưỡng với Đất tôn giáo theo quy định của Luật Đất đai mới nhất? (Hình từ Internet)
Sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm yêu cầu gì theo Luật Đất đai mới nhất?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 212 Luật Đất đai 2024 thì việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật Đất đai 2024, cụ thể như sau:
(1) Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 của Luật này;
(2) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
(3) Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
(4) Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
(5) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
(6) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
(7) Tuân thủ pháp luật có liên quan.
Việc xác định loại đất dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2024 về xác định loại đất:
Theo đó, việc xác định loại đất dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
(1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
(2) Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này;
(3) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này.
Lưu ý: Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2024 và trường hợp loại đất xác định trên giấy tờ đã cấp khác với phân loại đất theo quy định của Luật này hoặc khác với hiện trạng sử dụng đất thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất tín ngưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?