Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp?
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp như sau:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dấu của doanh nghiệp có thể là dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là con dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
Như vậy, nếu làm giả con dấu của doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi làm giả con dấu của doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì?
Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Con dấu của doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp? Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ? Năm 2025 nghỉ Tết từ ngày bao nhiêu?
- Kế toán viên trung cấp được xét thăng hạng lên kế toán viên hạng 3 khi nào? Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn đối với kế toán viên trung cấp?
- Ngày 3 12 là ngày gì? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy? Ngày 3 tháng 12 có phải ngày lễ lớn không?
- Hồ sơ hải quan có được xem là hồ sơ thuế? Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế đối với các hồ sơ thuế như thế nào?