Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chỉ cần cập nhật tình hình thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản là đủ có đúng không?
- Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chỉ cần cập nhật tình hình thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản là đủ có đúng không?
- Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác như thế nào?
Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác chỉ cần cập nhật tình hình thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản là đủ có đúng không?
Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, pháp luật quy định cụ thể những phương án bảo vệ. Nội dung chính của phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được quy định tại Điều 18 Nghị định 158/2016/NĐ-CP như sau:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, gồm cả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương tại thời điểm lập Phương án; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Thống kê số lượng, diện tích, tọa độ các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản đang hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn; các khu vực khai thác đã kết thúc, đóng cửa mỏ để bảo vệ; các bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa.
Ranh giới, diện tích có khoáng sản đã và đang được điều tra, đánh giá; các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cần bảo vệ; các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản đã phê duyệt; các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được khoanh định và công bố.
- Cập nhật thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh/thành phố đã được điều chỉnh, bổ sung; thông tin về quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được phê duyệt tính đến thời điểm lập Phương án.
- Quy định trách nhiệm của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lực lượng công an, quân đội trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình địa phương trong việc đăng tải thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản, về khai thác trái phép.
- Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân là người đứng đầu chính quyền huyện, xã để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài; trách nhiệm của trưởng xóm/thôn trong việc thông tin kịp thời cho chính quyền xã, huyện khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan của địa phương; các cấp chính quyền huyện, xã trong việc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; trách nhiệm của cơ quan, người tiếp nhận thông tin; cơ chế xử lý thông tin được tiếp nhận.
- Kế hoạch, các giải pháp tổ chức thực hiện; dự toán chi phí thực hiện.
Có thể thấy, ngoài việc cập nhật thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh/thành phố đã được điều chỉnh, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền còn cần phải đảm bảo thực hiện những phương án còn lại trong phạm vi thực hiện của mình để đảm bảo có thể bảo vệ được khoáng sản chưa khai thác một cách tối ưu nhất.
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất kế hoạch; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã; các cơ quan chuyên môn; phối hợp với các lực lượng Quốc phòng, Công an ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (dưới đây gọi chung là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép) trên địa bàn;
- Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác như thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã được quy định cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm:
- Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
- Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
- Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.
(2) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
- Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa;
- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Như vậy, đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, pháp luật hiện hành đã quy định chi tiết những nội dung trong phương án thực hiện cùng với trách nhiệm cụ thể của cơ quan các cấp, để việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được thực hiện một cách tốt nhất.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoáng sản chưa khai thác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?