Để công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì kiểm tra những nội dung gì? Quy trình thủ tục đối với tỉnh lần đầu đề nghị được thực hiện như thế nào?
- Để công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì kiểm tra những nội dung gì?
- Quy trình thủ tục đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ được thực hiện như thế nào?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục xóa mù chữ?
Để công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì kiểm tra những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BGDDT, có quy định về nội dung kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:
Nội dung kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
a) Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;
b) Kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình
Như vậy, theo quy định trên thì để công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
+ Kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;
+ Kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình
Để công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì kiểm tra những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quy trình thủ tục đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BGDDT, khoản 3 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT năm 2016, có quy định về quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ như sau:
Quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ:
a) Gửi hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ theo Điều 28 của Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và tờ trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận;
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra kết quả, số liệu trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ và số liệu của tỉnh trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận;
c) Tổ chức kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này; ghi biên bản kiểm tra kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh (Phụ lục);
d) Căn cứ kết quả kiểm tra, nếu tỉnh đạt chuẩn ở mức độ nào về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ, đoàn kiểm tra làm tờ trình kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ ở mức độ đó;
Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình thủ tục đối với tỉnh lần đầu đề nghị kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ được thực hiện như sau:
- Gửi hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn theo mức độ về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ;
+ Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra kết quả, số liệu trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ và số liệu của tỉnh trên hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận;
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận hoặc gửi công văn thông báo cho tỉnh biết rõ lý do chưa kiểm tra công nhận
- Tổ chức kiểm tra theo quy định; ghi biên bản kiểm tra kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của tỉnh;
- Căn cứ kết quả kiểm tra, nếu tỉnh đạt chuẩn ở mức độ nào về phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ, đoàn kiểm tra làm tờ trình kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ ở mức độ đó;
+ Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ khi ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này và ban hành quyết định công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục xóa mù chữ?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BGDDT, có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm trưởng ban là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách văn hóa, xã hội; phó trưởng ban thường trực là giám đốc sở giáo dục và đào tạo; các ủy viên là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh và các phòng chức năng của sở giáo dục và đào tạo.
2. Chỉ đạo mỗi huyện, mỗi xã có một Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã làm trưởng ban; có người phụ trách công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; có người phụ trách vận hành hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh; báo cáo kết quả, số liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thống nhất trong cả nước để cập nhật, lưu giữ, quản lý, khai thác thông tin về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
5. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ huyện cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đúng biểu mẫu, thời gian, đầy đủ, chính xác.
Như vậy, khi tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục xóa mù chữ thì Ủy ban nhân dân tỉnh có các trách nhiệm được quy định như trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xóa mù chữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?