Đề cương giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
- Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải thực hiện những công việc gì?
- Đề cương giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
- Trường hợp người trưng cầu giám định cung cấp thông tin tài liệu bị thiếu thì ai có quyền yêu cầu bổ sung?
Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc chuẩn bị giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Chuẩn bị giám định
1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
a) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.
Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định.
Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.
b) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
...
Như vậy, sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
(1) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp;
(2) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải thực hiện những công việc gì? (Hình từ Internet)
Đề cương giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc chuẩn bị giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Chuẩn bị giám định
...
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:
a) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
c) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;
d) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
đ) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
4. Trường hợp trưng cầu trực tiếp người giám định tư pháp theo vụ việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận giám định, thực hiện chuẩn bị giám định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, đề cương giám định tư pháp ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:
(1) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
(2) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
(3) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;
(4) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
(5) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
Trường hợp người trưng cầu giám định cung cấp thông tin tài liệu bị thiếu thì ai có quyền yêu cầu bổ sung?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc chuẩn bị giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Chuẩn bị giám định
1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:
a) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.
Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định.
Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.
b) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc nghiên cứu nội dung vụ việc tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, tài liệu có liên quan để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
...
Như vậy, trong trường hợp người trưng cầu giám định cung cấp thông tin tài liệu bị thiếu thì người giám định tư pháp theo vụ việc yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu còn thiếu để phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưng cầu giám định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?