Để đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử thì cần đáp ứng những điều kiện nào đúng với quy định hiện nay?
- Dịch vụ cổng thanh toán điện tử có thuộc trong loại hình dịch vụ trung gian thanh toán không?
- Để đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử gồm những giấy tờ gì và thực hiện ra sao?
Dịch vụ cổng thanh toán điện tử có thuộc trong loại hình dịch vụ trung gian thanh toán không?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN về các loại dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
(1) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử, gồm:
- Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
- Dịch vụ bù trừ điện tử;
- Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
(2) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
- Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
- Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
- Dịch vụ Ví điện tử.
Và cũng theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN có giải thích về dịch vụ cổng thanh toán điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện tử khác.
Từ quy định trên thì dịch vụ cổng thông tin điện tử thuộc trong loại hình dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử. Đồng thời cũng là dịch vụ trung gian thanh toán.
Để đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử thì cần đáp ứng những điều kiện nào đúng với quy định hiện nay?
Để đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử như sau:
- Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
Cụ thể theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP; khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
- Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
+ Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan
+ Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán
+ Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp
- Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng
- Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức đề nghị cấp phép phải có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;
- Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
- Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan
- Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;
- Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử gồm những giấy tờ gì và thực hiện ra sao?
Tại Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN quy định hồ sơ cấp quy tình thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ cổng thanh toán điện tử như sau:
- Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN.
- Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, có một số lưu ý khi sử dụng Giấy phép như sau:
- Tổ chức được cấp Giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động theo đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
- Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép.
Phạm Lan Anh
- Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP
- khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN
- Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-NHNN
- khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP
- khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP
- khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2016/TT-NHNN
- khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN
- khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ trung gian thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?