Để đạt được sự thoải mái thì quần áo bảo vệ cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Quần áo bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì về tính vô hại?
Các yêu cầu chung về sức khỏe và Ecgônômi đối với quần áo bảo vệ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, yêu cầu chung đối với quần áo bảo vệ về sức khỏe và Ecgônômi được quy định cụ thể như sau:
Yêu cầu chung
Trong các phần sau có nêu một số yêu cầu cơ bản về sức khỏe và Ecgônômi có liên quan với nhiều loại quần áo bảo vệ.
CHÚ THÍCH: Xem các nguyên tắc Ecgônômi nói chung sử dụng trong thiết kế và quy định trang thiết bị bảo vệ cá nhân ở tiêu chuẩn EN 13921.
...
Quần áo bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì về tính vô hại?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, tính vô hại của quần áo bảo vệ được quy định chi tiết như sau:
Tính vô hại
Quần áo bảo vệ phải không ảnh hưởng có hại đến sức khỏe và vệ sinh của người dùng. Vật liệu may phải (trong các điều kiện sử dụng thông thường dự kiến trước) không giải phóng ra các chất đã biết có độc, có tính gây ung thư, gây đột biến gen, gây dị ứng, độc tính sinh sản hoặc có hại khác.
CHÚ THÍCH 1: Có thể tìm thấy thông tin về sự phân loại và nhận diện các chất có hại trong thư mục tài liệu.
CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn cách thức xem xét tính chấp nhận được của vật liệu trong quần áo bảo vệ thể hiện trong sơ đồ ở Phụ lục B (Hình B.1).
Danh sách các dữ liệu sau đây cung cấp thông tin và là ví dụ về các dữ liệu cần kiểm tra:
- Thông tin do nhà sản xuất cung cấp có thể bao gồm thông tin dựa trên bằng chứng xác nhận rằng sản phẩm không chứa bất kỳ chất nào ở mức độ đã biết hoặc nghi ngờ có ảnh hưởng xấu đến vệ sinh hoặc sức khỏe người dùng;
- Thông số kỹ thuật vật liệu;
- Phiếu dữ liệu an toàn liên quan đến vật liệu;
- Thông tin liên quan đến tính phù hợp của vật liệu để sử dụng với thực phẩm, trong các thiết bị y tế hoặc các ứng dụng liên quan khác;
- Thông tin liên quan đến các nghiên cứu về chất độc, chất gây dị ứng, gây ung thư, độc đối với sinh sản hoặc gây đột biến ở các vật liệu;
- Thông tin liên quan điều tra về độc tính học sinh thái và môi trường khác ở các vật liệu.
Cần lựa chọn vật liệu để giảm thiểu tác động đến môi trường của việc sản xuất và thải bỏ quần áo bảo vệ (xem thêm Phụ lục F).
Việc kiểm tra phải xác định xem liệu tuyên bố rằng vật liệu phù hợp để sử dụng cho quần áo bảo vệ hoặc thiết bị bảo vệ là chính đáng hay không. Đặc biệt phải chú ý đến sự hiện diện của chất hóa dẻo, các thành phần không phản ứng, kim loại nặng, tạp chất và nhận dạng hóa học của chất màu và thuốc nhuộm.
Mỗi lớp vật liệu của quần áo bảo vệ phải tuân theo các yêu cầu sau:
a) Hàm lượng crôm VI trong quần áo da không được vượt quá 3 mg/kg theo ISO 17075;
b) Tất cả các vật liệu kim loại có thể tiếp xúc lâu với da (ví dụ đinh tán, đầu nối) phải có lượng niken giải phóng dưới 0,5 µg /cm2 mỗi tuần. Phương pháp thử nghiệm phải theo EN 1811;
c) Vật liệu quần áo bảo vệ phải có giá trị lớn hơn pH 3,5 và nhỏ hơn pH 9,5. Phương pháp thử đối với vật liệu da phải theo ISO 4045 và đối với hàng dệt phải theo ISO 3071;
d) Các chất tạo màu chứa ni tơ giải phóng amin gây ung thư được liệt kê trong ISO 14362-1 và ISO 14362-3 phải không được phát hiện bằng phương pháp đó trong các tiêu chuẩn này.
Quần áo bảo vệ (Hình từ Internet)
Quần áo bảo vệ được thiết kế dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, việc thiết kế quần áo bảo vệ được thực hiện theo các quy định sau:
Thiết kế
4.3.1 Thiết kế của quần áo bảo vệ phải tạo dễ dàng cho việc xác định đúng vị trí trên cơ thể người sử dụng và phải đảm bảo rằng quần áo vẫn ở đúng vị trí trong thời gian sử dụng dự kiến trước, có tính đến các yếu tố môi trường xung quanh cùng với các chuyển động và tư thế mà người mặc có thể áp dụng trong quá trình làm việc hoặc hoạt động khác. Với mục đích này, phải cung cấp các phương tiện thích hợp, chẳng hạn như hệ thống điều chỉnh thích hợp hoặc phạm vi kích cỡ thích hợp để quần áo bảo vệ có thể thích ứng với hình thái của người sử dụng. (Xem Phụ lục C).
4.3.2 Thiết kế của quần áo bảo vệ phải đảm bảo rằng không có bộ phận nào của cơ thể không được che bởi các cử động dự kiến của người mặc (ví dụ: áo khoác không được kéo cao quá thắt lưng khi cánh tay giơ lên) nếu điều này được quy định trong tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn cụ thể cho quần áo bảo vệ phải bao gồm các tiêu chí kiểm tra (ví dụ: kiểm tra xem quần áo có thể mặc vào và cởi ra dễ dàng không; chuyển động cánh tay, đầu gối và động tác gấp cong có thể được không; các vùng cơ thể không được bảo vệ có bị lộ diện trong các chuyển động hay không; áo khoác có che phủ quần dài thỏa đáng không; thông tin của nhà sản xuất có đủ để giải thích cho việc sử dụng đúng đắn quần áo bảo vệ không (xem Phụ lục C).
4.3.3 Nếu có thể, thiết kế quần áo bảo vệ phải tính đến các dụng cụ khác của trang phục hay thiết bị bảo vệ của cùng một nhà sản xuất cần phải mang cùng để tạo thành một hệ thống bảo vệ tổng thể. Khi hai hoặc nhiều dụng cụ được mang cùng nhau, chúng phải tương thích và mỗi dụng cụ phải tuân theo tiêu chuẩn riêng của nó. Không có dụng cụ nào trong số đó được làm giảm hiệu suất của (các) dụng cụ khác và phải đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp tại các khu vực tiếp giáp giữa chúng, ví dụ như trong ống tay áo với găng tay, quần dài với giày dép, các kết hợp mũ trùm đầu và mặt nạ phòng độc. Có thể có các kết hợp khác.
4.3.4 Trong mỗi tiêu chuẩn cụ thể, cần quy định một đặc tính cơ học tối thiểu để đánh giá độ bền của trang phục.
Để đạt được sự thoải mái thì quần áo bảo vệ cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, quần áo bảo vệ đáp ứng được sự thoải mái là khi đảm bảo được các tiêu chí sau đây:
Sự thoải mái
4.4.1 Quần áo bảo vệ phải cung cấp cho người dùng mức độ thoải mái phù hợp với cấp độ bảo vệ cần thiết chống lại mối nguy hiểm hiện hữu, các điều kiện môi trường xung quanh, mức độ hoạt động của người dùng và thời gian sử dụng dự kiến của quần áo bảo vệ. Quần áo bảo vệ không được:
- có bề mặt thô ráp, sắc nhọn hoặc cứng gây kích ứng hoặc gây thương tích cho người sử dụng;
- quá chặt, lỏng và /hoặc nặng đến mức hạn chế chuyển động bình thường (xem Phụ lục C).
4.4.2 Quần áo bảo vệ chịu áp lực Ecgônômi đáng kể như áp lực về nhiệt, hay vốn dĩ không thoải mái do cần tạo ra sự bảo vệ thỏa đáng cần được kèm theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp bằng lời khuyên hoặc cảnh báo cụ thể. Phải đưa ra lời khuyên cụ thể về khoảng thời gian thích hợp để sử dụng liên tục trong (các) ứng dụng dự kiến.
Như vậy, việc thiết kế quần áo bảo vệ cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về sức khỏe và Ecgônômi, thông qua các nội dung như tính vô hại, tiêu chí thiết kế và sự thoải mái, cụ thể như quy định nêu trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quần áo bảo vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?