Để được bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp thì cá nhân cần phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?
Để được bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp thì cá nhân cần phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu?
Theo Điều 8 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
2. Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.
Theo Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư này.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều này, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Như vậy, để được bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp thì cá nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên, đồng thời có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 năm trở lên.
Để được bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp thì cá nhân cần phải có thời gian làm công tác pháp luật bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
e) Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
g) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
3. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm
a) Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
- Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
- Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
- Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
- Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
- Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp?
Theo Điều 6 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Như vậy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?